(HBĐT) - Không cùng một quê, nhưng họ cùng ra trận khi tuổi đời còn rất trẻ. Nơi chiến trường gian khổ, ác liệt họ trở thành những người lính gạn dạ, dũng cảm. Dù cuộc chiến đã trôi xa, nhưng chiến trận ác liệt trên đường "tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên trong câu chuyện kể của những người lính...


Những câu chuyện "truyền lửa” về thời chiến của Đại tá Bùi Hữu Ngạn (thứ ba bên phải) và Đại tá Tạ Phương Đông (đầu tiên bên trái) luôn được thế hệ trẻ trân trọng đón nhận.

1. Đầu tiên, đó là câu chuyện của đại tá Bùi Hữu Ngạn, Chủ tịch Hội CCB tỉnh. Với ông, đời binh nghiệp đầy ắp những sự kiện và dài dằng dặc những chuyến đi. Trong đó, lễ kết nạp Đảng ngay tại chiến hào mặt trận phòng ngự cách đây gần 50 năm vẫn là một ký ức ngọt ngào. Ông kể: "Tớ nhập ngũ tháng 5/1971, khi đó mới 17 tuổi, đang là học sinh trường cấp III Liên Vũ (Lạc Sơn). Sau 2 tháng huấn luyện, tớ lên đường vào Nam chiến đấu. Chiến dịch đầu tiên tớ tham gia đó là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Trong chiến dịch, với vai trò chủ công, đơn vị tớ đã tiến công đánh những đòn chí mạng vào tuyến phòng ngự của địch".

Đến tháng 10/1971, chiến dịch thắng lợi, Sư đoàn 308, trong đó có Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 36 của ông di chuyển ra Quảng Bình củng cố lực lượng chuẩn bị cho chiến dịch Bình Trị Thiên. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 30/3/1972 với những trận đánh vô cùng ác liệt. Bởi cả ta và địch đều xác định đây là địa bàn chiến lược, có giành, giữ được thì mới tạo được đà tiến công. Với quyết tâm cao, Sư đoàn 308 của ông như "nắm đấm thép” đã đánh những đòn chí mạng đẩy lùi lực lượng tinh nhuệ nhất của Mỹ - Ngụy. Sau 3 tháng chiến đấu, chiến dịch Bình Trị Thiên kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng tỉnh Quảng Trị. Cay cú khi thất thủ ở Quảng Trị, đến tháng 6/1972, Mỹ và chính quyền Sài Gòn dồn tổng lực các quân, binh chủng, lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất để tấn công "tái chiếm” vùng giải phóng của ta. Khi đó, Sư đoàn 308 được giao đảm nhiệm phòng ngự trên một số điểm chốt quan trọng để bảo vệ vùng giải phóng như Na Vang, Ái Tử, điểm cao 105, điểm cao 367, Tích Tường, Như Lệ, động U Do... để bảo vệ vùng giải phóng. Trong đó, Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 của Bùi Hữu Ngạn được giao nhiệm vụ phòng ngự chặn đánh địch ở phía Tây bắc, cách thành cổ Quảng Trị khoảng 4 km. Dù các điểm chốt này chỉ kéo dài khoảng 1km. Nhưng đây lại là con đường huyết mạch để đi lên phía tây thành cổ Quảng Trị. Do vậy, đây đã trở thành điểm "nóng” giữa ta và địch. Trong tình thế đó, địch tập trung số lượng lớn quân số và phương tiện chiến đấu, bom đạn hòng phá vỡ phòng tuyến của ta chốt giữ. Cuộc chiến diễn ra suốt từ tháng 6 - 11/1972, Bùi Hữu Ngạn cùng đồng đội đã kiên cường chiến đấu bẻ gãy hàng trăm đợt tấn công của địch. Không thể kể hết những khó khăn, gian khổ và hy sinh. Nhưng những người lính như Bùi Hữu Ngạn vẫn kiên cường bám trụ, giữ chốt... Từ trong gian khó hy sinh đó, anh lính trẻ Bùi Hữu Ngạn đã trở thành một tấm gương chiến đấu anh dũng. Để động viên và cũng là kịp thời bổ sung cán bộ cho mặt trận, ngày 15/11/1972, ngay tại chiến hào trận địa thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), Bùi Hữu Ngạn đã vinh dự được kết nạp Đảng, lúc đó ông vừa tròn 18 tuổi, cấp bậc thượng sỹ, chức vụ khẩu đội trưởng khẩu đội cối 82mm.

Dù đã gần 50 năm trôi qua, nhưng cái thời khắc ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí ông. Ông bảo: Suốt 47 năm qua, dù trải qua nhiều cương vị, vị trí công tác, nhưng phẩm chất của một người chiến sỹ cách mạng kiên trung ấy vẫn luôn sôi sục trong ông. Khí tiết của một đảng viên đã từng được tôi luyện qua bom đạn chiến tranh đã trở thành một tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

2. Câu chuyện thứ 2 mà chúng tôi muốn kể, đó là chuyện về Đại tá Tạ Phương Đông, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh. Năm 1973, chàng trai Tạ Phương Đông khi ấy mới 18 tuổi đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ rời xa vùng đất xứ Đoài (Quốc Oai - Hà Nội). Sau khoá huấn luyện tân binh, ông được biên chế vào Tiểu đoàn 153, Trung đoàn pháo cao xạ 245, Sư đoàn 673 thuộc Quân đoàn 2 có nhiệm vụ bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ binh và xe tăng. Theo chiến trường, Tạ Phương Đông đã tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng rồi vào Nam chiến đấu, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong suốt chặng đường Nam tiến, Tạ Phương Đông không ngừng học tập, rèn luyện, chiến đấu dũng cảm, sáng tạo. Ghi nhận những nỗ lực đó, ngày 1/4/1975, giữa tiếng bom đạn gầm gào, ngay trên mâm pháo, trung sỹ, Trung đội trưởng Trung đội 2, Tiểu đoàn 153, Trung đoàn 245, Sư đoàn 367 Tạ Phương Đông đã vinh dự được kết nạp Đảng khi đang hành quân trên đường chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 tại mặt trận Quảng Đà. Ông chia sẻ: Lễ kết nạp Đảng ngay tại trận địa dù chỉ ngắn ngủi, nhưng đó thực sự là một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp.

Vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng đã tiếp thêm sức mạnh, nguồn động lực lớn lao cho Tạ Phương Đông lập thêm nhiều chiến công trong việc bảo vệ các cánh quân hướng về giải phóng Sài Gòn cho đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Với những chiến công lập được, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh khi bình công, Tạ Phương Đông thêm một vinh dự nữa khi là người duy nhất của Tiểu đoàn được tặng thưởng "Huân chương Chiến công giải phóng”.

3. Vẫn còn có những câu chuyện về người lính, của những người đã từng cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong suốt 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến thắng lợi cuối cùng ngày 30/4/1975 cách đây 44 năm mà chúng tôi không thể kể hết. Với những người lính đã từng cầm súng ra trận, chiến đấu giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước, có nhiều người không thể đi đến hết cuộc chiến. Nhưng ngày 30/4/1975 lịch sử ấy vẫn là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Trong đó, lịch sử vẫn khắc ghi công lao to lớn của họ - những anh hùng giải phóng dân tộc.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Thiếu tướng Bùi Đình Phái - người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ bằng những kỷ vật chiến tranh

(HBĐT) - Ban đầu chỉ là nơi để ông lưu giữ ký ức chiến tranh, kỷ niệm đẹp về đời binh nghiệp. Nhưng chính ông cũng không ngờ, phòng truyền thống - nơi ông lưu giữ kỷ vật chiến tranh lại trở thành "địa chỉ đỏ” để người dân, thậm chí cả những du khách nước ngoài có dịp đến thăm vùng đất Mường Bi quê ông thường ghé lại để được nghe những câu chuyện, được tận mắt thấy những hiện vật chiến tranh tưởng như chỉ có thể thấy trên phim, ảnh...

Về thăm di tích lịch sử Quốc gia Đăk Tô - Tân Cảnh

(HBĐT)-Đăk Tô - Tân Cảnh là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ở mảnh đất Tây Nguyên nắng gió. Trong chuyến công tác về tỉnh Kon Tum, chúng tôi có dịp thăm di tích lịch sử này, nơi mà nửa thế kỷ về trước đã diễn ra những trận đánh anh dũng, kiên cường với những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Còn đó giấy dó người Mường

Ít ai nghĩ rằng, ở một nơi hẻo lánh như xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình lại có những nghệ nhân đang hết lòng với việc giữ gìn cách làm giấy dó tưởng chỉ có ở Hà Nội hay Bắc Ninh.

Về thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc

(HBĐT) - Nếu như Nam Định là quê hương của Đức Thánh Trần, Hà Nam là kho quân lương lớn nhất của nhà Trần thì Vạn Kiếp, Kiếp Bạc chính là nơi Người đã cống hiến cả cuộc đời và làm nên sự nghiệp lẫy lừng với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Đây cũng là nơi Đức Thánh Trần hiển Thánh mất đi. Vậy nên trong tiềm thức dân gian Kiếp Bạc chính là thánh địa thờ Đức Thánh Trần. Cách Kiếp Bạc không xa là di tính Côn Sơn - nơi ẩn dật tu tâm, dưỡng tính của các bậc danh nhân tiêu biểu cho tâm hồn, khí khách tinh hoa văn hóa Việt ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tất cả hòa quyện tạo nên "Côn Sơn - Kiếp Bạc” - Khu di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Hải Dương.

“Nóng” tình trạng di dân tự do ở huyện Mai Châu

(HBĐT) - Dù UBND 2 tỉnh Sơn La, Yên Bái đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp đến khu vực suối Rằm thuộc xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để tuyên truyền, vận động người dân trở về nơi ở cũ. Tuy nhiên, các hộ dân đều không nhất trí trở về địa phương và còn có ý định lôi kéo nhiều người trong dòng tộc ở các tỉnh đến cư trú lâu dài, lập làng mới...

Ngỡ ngàng thành phố hoa hồng

Cái tên thành phố Hoa Hồng xuất hiện trong thi ca và âm nhạc viết về Đồng Hới nhưng theo năm tháng nó như rơi dần vào... cổ tích. Nhưng hôm nay, hoa hồng đã thực sự hồi sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục