(HBĐT) - Mỗi người một quê, nhưng những chàng trai mới 19 tuổi với sức trẻ phơi phới đã hăng hái xung phong tham gia chiến trường miền Nam. Khi chiến tranh kết thúc, người trở về quê hương, người được phân công nhiệm vụ trên vùng đất mới. Những ngày tháng tư lịch sử, tại mảnh đất Tân Lạc, những người lính của Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 năm xưa có dịp bên nhau ôn lại kỷ niệm về một thời sống và chiến đấu kiên cường.


Từ trái qua phải cựu chiến binh Đinh Công Lệnh, Lê Đại Hành (Tân Lạc) kể về trận quyết chiến sáng ngày 30/4/1975.

Vượt được Trường Sơn đã là anh hùng

Đó là lời chia sẻ của đồng chí Lê Đại Hành, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Phong Phú. Theo CCB Hành, để vượt được dãy Trường Sơn vào chiến trường miền Nam đòi hỏi sự kiên cường, quyết tâm cháy bỏng vì miền Nam ruột thịt. Khi 19 tuổi, với nhiệt huyết tuổi trẻ, chàng trai Lê Đại Hành, xã Đồng Tiến, Quỳnh Phụ (Thái Bình) xung phong tham gia chiến trường miền Nam. Dáng người nhỏ bé chỉ cao 1m51, nặng 47 kg nhưng khoác trên lưng hơn 20 kg hành lý băng rừng suốt 4 tháng để tiến vào miền Nam.

CCB Hành chia sẻ: Sốt rét, thiếu ăn nhưng những người lính không thể nào để mất chiếc xẻng, xẻng là báu vật để vượt Trường Sơn, nếu để mất xẻng thì khi Mỹ đánh bom không có dụng cụ đào hầm tránh bom. Trung bình 1 ngày chúng tôi đi bộ được khoảng 20 - 25 km. Đồng đội của tôi bị sốt rét rất nhiều, ai không bị sốt rét thì cõng đồng đội vượt băng rừng Trường Sơn. Xã Đồng Tiến quê tôi có 53 đồng chí xung phong vào miền Nam nhưng chỉ 43 đồng chí đặt chân tới được miền Nam. Họ ngã xuống dọc đường vì đói, sốt rét, vì bom đạn…

CCB Lê Đại Hành cùng đồng đội tham gia các trận đánh quyết liệt như: đánh địch vi phạm Hiệp định Pa-ri; trận Chi khu Dầu Tiếng, Bến Củi năm 1974. Đêm 28/4/1975, ông cùng các đồng chí thuộc Trung đoàn 1 vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến công vào Sài Gòn. Theo hướng Tây Nam, các trung đoàn lần lượt tiến đánh chốt Giồng Đinh phân khu Mỹ Hạnh, đập tan ổ kháng cự của Tiểu đoàn 84 biệt động quân. Ngoài ra, ông Hành được tham gia trực tiếp vào trận đánh sáng ngày 30/4/1975.

Người hùng bắn cháy 3 xe tăng và tham gia bắt sống tướng Lâm Văn Phát

Đó là chiến công vang dội của chàng trai Mường Bi Đinh Công Lệnh, xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc). Ông cùng đồng đội đã có những ngày tháng anh dũng chiến đấu, vào sinh ra tử trên chiến trường miền Nam. Đúng lúc trận Tây Bến Cát đang quyết liệt, cam go, 7h ngày 7/5/1974, sau khi nghe lệnh địch sắp tấn công quân ta, ông Lệnh lập tức xung phong lên tuyến đầu tiêu diệt sinh lực địch. Cầm trên tay khẩu B41, ông Lệnh nhảy xuống hầm để tiến công bắn xe tăng của địch. Lúc đó, ông nhanh trí quyết định bắn vào xích của xe tăng. Sự căm phẫn tội ác của Mỹ ngụy đã thôi thúc ông Lệnh quyết tâm bắn cháy bằng được 3 chiếc xe tăng trong 2 ngày 7 - 8/4, tiêu diệt 15 lính Mỹ trên xe tăng ở khoảng cách 15 m. Nhờ vậy mà sinh lực địch bị tiêu hao, quân ta củng cố được lực lượng.

CCB Đinh Công Lệnh luôn tự hào là người trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận quyết chiến ngày 30/4/1975. Bên ly trà nóng thơm nồng, ông bồi hồi kể: "Đúng 10h ngày 30/4, dưới tiếng bom đạn gầm gào, tôi cầm cờ cùng đồng đội tiến vào biệt khu thủ đô. Mục tiêu của quân đội ta là phải bắt sống tướng Lâm Văn Phát. Sau khi áp sát và bao vây thành công biệt khu thủ đô, quân đội ta làm chủ thế trận, bao vây phòng làm việc của tướng Lâm Văn Phát, buộc hắn phải đầu hàng, tự nguyện bàn giao cơ sở vật chất lại cho quân đội ta”.

Những người lính của Sư đoàn 9 năm xưa giờ tóc đã bạc, người còn lành lặn, người để lại một phần cơ thể nơi chiến trường, nhưng vẫn luôn trân quý tình cảm đồng đội, đồng hành, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn của cuộc sống. Vào những ngày tháng tư lịch sử, CCB Lê Đại Hành, Đinh Công Lệnh cùng đồng đội ngồi bên nhau nhớ về chiến trường xưa, nâng niu, giữ gìn bức ảnh chụp chung, cuốn nhật ký và những tấm huân chương chiến công oanh liệt.

Thu Thủy

Các tin khác


Tự hào chiến sỹ Tây Nguyên

(HBĐT) - Tháng 8/1971, tỉnh Hòa Bình đã tiễn hơn 600 thanh niên lên đường nhập ngũ, đây là đợt giao quân đông nhất của năm 1971. Sau khi huấn luyện tại huyện Yên Thủy, các tân binh Tiểu đoàn 647 được đưa vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, chủ yếu tham gia chiến dịch Tây Nguyên, sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh. 45 năm đã qua, những chiến sỹ Tây Nguyên năm xưa nay tập hợp trong Ban liên lạc chiến sỹ Tây Nguyên tại Hòa Bình, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

Những ca khúc làm "sống dậy" thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là ngày lịch sử của đất nước, Bắc Nam nối liền một dải. Vào thời khắc ấy, đã có nhiều ca khúc ra đời mừng non sông thống nhất.

Nhớ lại trận chiến cuối cùng giải phóng Thừa Thiên Huế

Chúng tôi về thăm xã Phú Hải, anh Phan Văn Song và anh Nguyễn Đức Quyền đưa chúng tôi thăm lại bãi biển, nơi diễn ra trận chiến đấu cuối cùng, nơi bàn chân chiến thắng của chúng tôi từng in dấu. Hôm nay về đây, lòng chợt vui thấy biển không già, phá Tam Giang hiền hòa như nghìn đời vốn có, cuộc sống hồi sinh trên từng gương mặt rạng ngời, trên mỗi bước chân tự tin tiến lên phía trước của người dân Phú Hải, Phú Vang.

45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Dấu ấn trận đánh đập tan "Lá chắn thép Phan Rang"

Những ngày này, Trung tá Nguyễn Trọng Nghĩa (72 tuổi) như sống lại một thời hào hùng gắn bó với Đại đội Đặc công 311 do ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu đập tan "Lá chắn thép Phan Rang”, giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.

Chuyện về những cô gái "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" 

(HBĐT) - Cách đây 61 năm (1959), tuyến đường vận tải quân sự chiến lược mang tên Trường Sơn, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời. Đây là tuyến đường đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào và Campuchia để vận chuyển binh lực, lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng nghìn cô gái còn rất trẻ của đất Mường Hòa Bình đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. Họ chính là những bông hồng thép trên tuyến lửa ác liệt này, góp sức cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Trải nghiệm hành trình lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai

(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đến vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, có lẽ đáng nhớ nhất là hành trình đi "ngược” từ mặt biển lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai mang lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc. Ngoài những anh lính của Vùng, chúng tôi đều không phải là "dân chuyên” trong việc leo núi. Vậy nhưng chúng tôi cũng đã đặt chân đến đỉnh của đảo Hòn Khoai để cảm nhận phần nào về cuộc sống nơi đỉnh trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục