(HBĐT) -Sau 10 năm thực hiện (2010-2020), chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn của tỉnh. 

Bài 1 - Thành công từ sự đồng thuận


Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 88/191 xã đạt chuẩn NTM, đạt 46% (sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, toàn tỉnh có 53/131 xã đạt chuẩn NTM, đạt 40,5%). TP Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; huyện Lương Sơn đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 15,1 tiêu chí/xã, không có xã dưới 10 tiêu chí.
 

Công trình nhà văn hóa trung tâm xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, là nơi sinh hoạt, hội họp của Nhân dân. 

Đột phá trong phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn

Từ việc hiểu đúng một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, xã Vĩnh Đồng đã và đang là điểm sáng của huyện Kim Bôi trong xây dựng NTM. Đồng chí Bùi Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cho biết: Qua thống kê, xã đã huy động nguồn lực trên 170 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó, Nhân dân đóng góp trên 12 tỷ đồng. Cụ thể, các hộ dân hiến 16.396 m2 đất thổ cư, 4.144,3 m tường bao làm đường giao thông nông thôn; 13.253,2 m2 đất ruộng làm đường giao thông nội đồng; tự chặt phá 3.307 cây cối các loại và đóng góp bằng tiền 93,48 triệu đồng; 62 hộ dân hiến 1.200 m2 đất xây dựng sân thể thao xã. Các công trình hạ tầng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây mới, hệ thống giao thông nông thôn cơ bản đạt chuẩn; hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, dân sinh. 8/8 thôn có nhà văn hóa và sân thể thao; xã không còn nhà tạm, trên 86% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 99%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 25%; 98% người dân tham gia BHYT; 100% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh… Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 32 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,6%. Vĩnh Đồng được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2019.

Năm 2017, công trình nhà văn hoá và sân thể thao trung tâm xã Yên Nghiệp hoàn thành đưa vào sử dụng trong sự vui mừng của hơn 1.400 hộ dân nơi đây. Công trình được xây dựng trên diện tích gần 5.300 m2, chủ yếu trên đất ruộng 1 vụ. Đồng chí Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp cho biết: Công trình nhà văn hóa và sân thể thao trung tâm xã có tổng trị giá trên 5 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn NTM và vận động Nhân dân hiến đất. Để có công trình này phải kể đến sự đóng góp của các hộ dân, tiêu biểu như hộ ông Bùi Văn Dăn hiến trên 420 m2, hộ ông Bùi Văn Muôn hiến trên 80 m2 đất…

Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua 10 năm tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp, làm thay đổi cơ bản cảnh quan môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Các tiêu chí xây dựng NTM từ đạt thấp dần được nâng lên và hoàn thiện. Trong 10 năm, toàn tỉnh đã huy động tổng kinh phí 21.216 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình chỉ chiếm khoảng 6,3%, còn lại là Nhân dân và doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác. Từ các nguồn lực, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây mới, cứng hóa trên 4.000 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa được gần 800 km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất; trên 500 công trình trường học; trên 700 công trình cơ sở vật chất văn hóa; gần 80 công trình chợ nông thôn, 80 công trình trạm y tế xã... Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước gần 14%; vốn dư nợ tín dụng 81%; vốn cộng đồng dân cư đóng góp gần 5% (đóng góp bằng tiền trên 109,72 tỷ đồng; huy động được trên 2.409.094 ngày công lao động; hiến trên 979.302,9 m2 đất; đóng góp vật tư, vật liệu, máy móc quy đổi bằng tiền trên 2.306,49 tỷ đồng); vốn các tổ chức, doanh nghiệp 1,33%...

Phát triển sản xuất để xây dựng nông thôn mới bền vững 

Đến các xã NTM hôm nay, đâu đâu cũng thấy người nông dân bàn chuyện làm ăn, nâng cao đời sống. Có thể nói, hiệu quả của việc xây dựng NTM thể hiện rõ nhất ở sự đồng thuận, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đối với các xã về đích hay phấn đấu về đích NTM, trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, các xã đã triển khai nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật giúp nông dân đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa. 

Lâm Sơn là xã NTM nâng cao của huyện Lương Sơn. Ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xã tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, trọng tâm là nuôi ong lấy mật. Hiện, toàn xã có gần 30 hộ nuôi với khoảng gần 2.600 đàn ong. Với giá bán 180.000 - 200.000 đồng/lít, sản phẩm mật ong đem lại cho các hộ chăn nuôi lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm. Xã đã thành lập HTX Ong mật Lâm Sơn với 12 thành viên, doanh thu đạt hơn 2 tỷ đồng/năm. Mật ong Lâm Sơn là một trong những sản phẩm đăng ký sản phẩm OCOP của huyện. Hiện, chính quyền xã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm này.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được xác định là mục tiêu cốt lõi của chương trình xây dựng NTM. Để thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp và các địa phương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Tỉnh và các huyện, thành phố đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện trên 2.100 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa và xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao thu nhập cho Nhân dân như: Mía tím Hòa Bình, cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, cá lòng hồ sông Đà, gà đồi Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, dê núi Lạc Thủy, rau hữu cơ Lương Sơn...

Những thành tựu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản, toàn diện về chính trị, KT-XH, chất lượng của cuộc sống, môi trường ở khu vực nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt 32 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm còn khoảng 14,28%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã đã có bác sỹ; các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục ngày càng hoàn thiện. 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Bởi thực tiễn cho thấy, ở những nơi nào người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì xây dựng NTM đạt được cả mục tiêu về số lượng, đi vào chiều sâu chất lượng. Ngoài ra, một số địa phương đã vận dụng sáng tạo và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được lợi thế của địa phương, từ đó đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn. Chúng ta cần hướng tới vai trò chủ thể thực sự của nông dân, đảm bảo nông dân có đủ năng lực, cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả của chương trình xây dựng NTM, để nông thôn thực sự trở thành nơi đáng sống cho người dân.


Đinh Thắng

Các tin khác


Tìm đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

(HBĐT) - Năm 2020, tỉnh phấn đấu tăng tổng điểm số PCI từ 2 - 5 điểm so với năm 2019. Đối với 10 chỉ số thành phần phấn đấu ít nhất bằng mức trung bình của cả nước. Các chỉ số còn lại đều được cải thiện và tăng điểm. 
 
Bài 2 - Vì sự phát triển chung của tỉnh

Tìm đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

(HBĐT) - Năm 2019, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh đạt 63,84 điểm, tăng 2,11 điểm so với năm 2018. Đây là năm có điểm số cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên được xếp vào nhóm điều hành khá. 

Bài 1 - Những "nút thắt" cần được tháo gỡ

Nông dân thời đại 4.0

Cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 ở nước ta đã bắt đầu. Với sự tiếp thu, học hỏi, ứng dụng bằng cách này, cách khác, nông dân trong tỉnh đang vươn lên làm chủ khoa học công nghệ (KHCN), từng bước tiếp cận với sản xuất nông nghiệp thông minh, canh tác tự động hóa.

Bài 2 - Bắt nhịp cách mạng nông nghiệp 4.0

Nông dân thời đại 4.0

(HBĐT) - Để bắt kịp xu thế sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nông nghiệp thông minh, người nông dân nhất thiết phải làm chủ được khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng tiến bộ KHCN vào thực tiễn. Những năm gần đây, tại tỉnh ta đã xuất hiện lớp nhà nông như thế - nông dân thời đại 4.0.

Bài 1: Nhà nông - nhà khoa học

Khơi thông "điểm nghẽn" đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển

(HBĐT) - Đến nay, kinh tế hợp tác, HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân và phát triển KT-XH địa phương. 

Bài 2 - Tiếp tục đổi mới để theo kịp xu thế

Khơi thông"điểm nghẽn" đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển

(HBĐT) -  Kinh tế hợp tác, HTX là thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhiều HTX không phát huy được hiệu quả, ngừng hoạt động. Đa số HTX chưa có trụ sở làm việc, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn hoạt động, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Các hình thức liên kết, hợp tác chậm phát triển, không bền vững. 

Bài 1 - Nghị quyết số 13 tạo đột phá cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục