Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động, trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ phong trào thi đua học và làm theo Bác, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, những điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan tỏa, nhân lên những giá trị tốt đẹp.


Cán bộ Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trò chuyện với chị Quách Thị Thanh, người có uy tín ở xóm Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc.

Nối dài những tấm gương sáng làm theo
        
Trò chuyện, tìm hiểu những tấm gương điển hình học tập và làm theo lời Bác mới thấy ở cá nhân là tâm tư, tình cảm trong sáng với mong muốn bằng việc làm của mình để cho cuộc sống, cuộc đời đẹp hơn. Nghệ nhân Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn xuất phát từ tình cảm yêu mến giá trị văn hóa dân tộc Mường và thích đọc, ông đã tự tìm tòi nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn văn hóa dân gian, viết văn. Ông Vọng tâm sự: Mường Vang là nơi còn chất chứa giá trị văn hóa rất rộng lớn, mình còn khỏe còn tìm hiểu, nghiên cứu, viết để gìn giữ và truyền bá văn hóa Mường cho con cháu. Ông đã có trên 80 bài viết, nghiên cứu ở thể loại dân gian Mường, 40 đầu sách, tham gia 4 công trình khoa học văn hoá và 2 đề tài khoa học về văn hoá dân gian dân tộc Mường. Tham gia phục dựng Lễ hội Đền Trường Khạ (xã Liên Vũ), Lễ hội Đình Khói (xã Ân Nghĩa) và mới đây nhất là tham gia tái hiện lễ cơm mới ở Lễ hội ruộng bậc thang Miền Đồi... Hiện nay, ông tiếp tục lặn lội đến các xóm, gặp gỡ ghi lại những lễ hội, làn điệu dân ca Mường, nét tinh tế, đặc sắc của văn hóa Mườg để lưu giữ và phát trên kênh YouTube để lan toả văn hoá Mường đến bạn bè trong và ngoài nước. Với những đóng góp, ông đã được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017. Ông được tặng 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 2 bằng khen của Tỉnh uỷ; 6 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; bằng khen của Uỷ ban Dân tộc về những đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá. Năm 2023, đảng viên, nghệ nhân Bùi Huy Vọng được vinh danh là một trong những tấm gương sáng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. 

Tấm gương sáng của chị Vì Thị Thuận, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện vùng cao Mai Châu với mong muốn giúp đỡ những mảnh đời không may mắn. Suốt 15 năm qua, chị Thuận đã thành lập và duy trì hoạt động của xưởng dệt may Hoa Ban thuộc Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa do chị làm giám đốc, nhằm giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn bằng nghề dệt thổ cẩm - vốn văn hóa dân tộc Thái. Cùng với đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện giúp chị phát triển xưởng dệt may, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho những người khuyết tật. Hiện nay, cơ sở của chị Thuận có 35 chị em làm việc, 100% là người dân tộc thiểu số, trong đó 11 người khuyết tật. Mỗi tháng, công việc cho họ thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng. Với sự nỗ lực vượt khó và tấm lòng nhân ái giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chị Thuận đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành. Nhiều năm được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân dệt thổ cẩm” và được Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tuyên dương tại hội nghị tuyên dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi và là một trong những tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hay gương của cô giáo Quách Thị Bích Nụ từng 17 năm chèo đò trên vùng lòng hồ sông Đà, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc giúp con đường đến trường của các em đỡ gian nan, gập ghềnh, chắp cách mơ ước cho trẻ thơ đến với con chữ. Chị Nụ chị tâm sự: Không thể nhớ hết trong suốt 17 năm qua mình đã đưa đón bao nhiêu chuyến đò, chỉ nhớ năm học ít nhất 2 cháu, năm nhiều nhất 17 cháu. Hạnh phúc nhất đối với chị là mỗi ngày nhìn thấy những ánh mắt, gương mặt hân hoan, tiếng cười vui tươi tới lớp của các cháu, mong các cháu học được nhiều kiến thức để bước vào tương lai. Là giáo viên trẻ nhưng cô Nụ luôn nhận được sự tín nhiệm cao từ Ban Giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh. Từ năm 2013, cô được bổ nhiệm là Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Đồng Ruộng khi vừa tròn 26 tuổi. Đến tháng 2/2023, cô được luân chuyển, bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường mầm non Yên Hòa. Cô cũng là một trong những điển hình tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen là cá nhân xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 và vinh dự góp mặt tại chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2022” được tổ chức cuối tháng 10/2022.

Chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, việc làm của cán bộ và nhân dân

Đồng chí Bùi Văn Tuấn, Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh khẳng định: Trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Họ tiêu biểu cho tinh thần sáng tạo không ngừng nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất, những giá trị mới cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Các đơn vị, địa phương cũng đã chủ động chọn những nội dung trọng tâm, đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo Bác, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ như: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, đổi mới lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm… Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Năm 2024, tỉnh đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu KT-XH, tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách, xuất khẩu, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, QP-AN đạt kết nổi bật. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được quan tâm.

Ngày 17/9/2024, Bộ Nội vụ ban hành Hướng dẫn khen thưởng, các hình thức tổ chức gặp mặt, biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tỉnh Hoà Bình đang xây dựng nội dung hướng dẫn triển khai thực hiện. Mục đích là biểu dương, khen thưởng, cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Các tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng thực sự là những tấm gương tiêu biểu, được lựa chọn công khai, dân chủ từ cơ sở hoặc được phát hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng trong các lĩnh vực học tập, công tác, lao động, sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu... Đó là minh chứng rõ nét nhất cho sự chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo Bác của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi tấm gương điển hình đều là những bông hoa tươi thắm, tỏa hương thơm ngát, làm cho tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các Nghị quyết về xây dựng Đảng, các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, đột phá, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trong giai đoạn mới, học tập và làm theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên tiếp tục nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, tự tu dưỡng, rèn luyện, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, chú trọng tuyên truyền, nhân rộng các điển hình học tập và làm theo lời Bác, lan toả các giá trị tốt đẹp trong cộng đồng, thúc đẩy các tập thể, cá nhân nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.



Hương Lan

Các tin khác


Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 1 - Tuổi trẻ Hòa Bình thi đua học tập và làm theo Bác

Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế là tác phẩm: "Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên Báo Cứu Quốc các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Trong đó Người nhấn mạnh: "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” và "Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to… thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnh phúc”. Khắc sâu lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, từ thanh niên đến người cao tuổi, từ nông dân đến trí thức… đã nỗ lực "mỗi ngày làm một việc tốt” nhỏ bé mà ý nghĩa thiết thực để cùng chung tay xây dựng bản làng, quê hương. Hàng nghìn tấm gương gần gũi, bình dị là điển hình trên tất cả các lĩnh vực, đời sống đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trên đất Mường Hòa Bình.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 5 - Tổ chức lại sản xuất vùng cam Cao Phong

Sau giai đoạn phát triển "nóng”, đây là thời gian cam Cao Phong bước vào chu kỳ tái canh lớn nhất. Khoảng lặng này là cần thiết để nhìn nhận lại, đánh giá những cái được, cũng như tồn tại, hạn chế để có giải pháp căn cơ nhằm phát triển và giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Trong đó, tổ chức lại sản xuất vùng cam là tất yếu!

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 4 - Bất chấp khó khăn, nhiều hộ trồng cam Cao Phong vẫn hái bạc tỷ

Hệ lụy của giai đoạn phát triển "nóng” đã khiến hàng nghìn ha cam ở huyện Cao Phong buộc phải phá bỏ, nhiều "tay mơ" chịu cảnh thua lỗ, nợ nần. Thế nhưng vẫn còn nhiều chủ vườn đều đặn thu tiền tỷ nhờ cây trồng này. Họ là những người nông dân vắt mồ hôi trộn lẫn công sức, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm bẵm cho những vườn cam.

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 3 - Thách thức sau giai đoạn phát triển “nóng”

Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Giai đoạn 2014 - 2017, cam Cao Phong là thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản, nhiều hộ trồng cam đã trở thành tỷ phú. Do đó người người, nhà nhà đổ xô đi mua đất hoặc phá bỏ cây trồng khác để trồng cam. Hết chỗ bằng phẳng, cam được trồng trên sườn đồi, dốc núi, bờ ao... Vì thế diện tích cam tăng chóng mặt. Đến năm 2018, diện tích cam của huyện Cao Phong tăng lên trên 3.000 ha, gấp đôi năm 2014. Theo quy luật, phát triển "nóng” ắt nảy sinh những hệ lụy nhãn tiền!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục