Trong cơn “bão giá”, sinh viên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Trong cơn “bão giá”, sinh viên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

(HBĐT- Sau đợt nghỉ Tết đến trường, nhiều sinh viên phải đối mặt với cuộc sống bởi nhiều mặt hàng tăng giá nên chuyện chi tiêu cho bữa ăn hàng ngày, nhất là chi cho các khoản sinh hoạt phí của nhiều sinh viên bị thắt chặt. Đặc biệt, từ ngày 1/3, giá điện tăng và gần đây nhất hai đợt tăng giá xăng, dầu cao đột biến khiến cho sinh viên càng thêm khó khăn.

 

Nhận cú điện thoại của con trai đang học ở Học viện Kỹ thuật quân sự (hệ dân sự) - Hà Nội: “Mẹ chuẩn bị tiền nhà cho con, từ tháng 3, cô chủ nhà nâng tiền nhà lên 1.200.000 đồng/tháng”- Chị Bích vội nhẩm nhanh số tiền phải chi thêm cho con lên tới 2.500.000 đồng mới  đủ sức chống chọi với thời “bão giá” ở Hà Nội. “Hai vợ chồng  đều là công chức, số tiền lương cả tháng phải tính toán chi tiêu tiết kiệm mới đảm bảo cuộc sống cho cả nhà, riêng thằng lớn đang học đại học mất đứt suất lương của bố. Ba người ở nhà chỉ còn trông chờ vào suất lương của mẹ, lương tháng nào trắng tay tháng ấy, chẳng may một tháng được nhận 5 thiệp cưới là âm”- Chị Bích ở phường Đồng Tiến (TPHB) than thở. Chị cho biết, biện pháp tốt nhất chống chọi với cơn bão giá là cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết. Khoản tiền ăn hàng tháng hiện nay cho ba người vẫn bấy nhiêu tiền như khi chưa tăng giá nhưng chị cố gắng thu xếp cho bữa ăn  tuy có đạm bạc một chút mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà. Chị bảo:  Dù giá cả tăng cao nhưng biết “liệu cơm gắp mắm” thì cuộc sống sẽ không bị đảo lộn. 

  

Nhìn cảnh các cô giáo đi học đại học tại chức ở trường Cao đẳng sư phạm tay xách nách mang nào gạo, củi, rau từ quê ra ở trọ để phục vụ cho học tập, nâng cao trình độ học vấn là cả một sự cố gắng của sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, dù đó là sinh viên hệ tập trung hay tại chức. Chị Tiu ở Lạc Sơn đang học lớp cao đẳng mầm non tại chức trường Cao đẳng sư phạm cho biết: Từ tháng 3, chủ nhà tăng giá thuê phòng từ 80.000 đồng/đợt lên 100.000 đồng/đợt, tiền điện 3.000 đồng/số, nước 10.000 đồng/m3, cùng với các chi phí khác đều tăng, với mức lương hợp đồng mầm non ở xã vài trăm ngàn đồng/tháng, cuộc sống càng thêm khó khăn. Chị chia sẻ: Giá cả ở đâu cũng vậy thôi, dù ở thành thị hay nông thôn cũng chịu chung cảnh “bão giá”, nếu mỗi người có ý thức tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì cuộc sống sẽ tạm ổn. Từ đầu tháng 3, khi tiền nhà, điện, nước đều tăng, mấy chị em ở cùng phòng tổ chức nấu cơm ăn, không ra quán, tính ra cũng bấy nhiêu tiền nhưng nếu tự nấu được ăn no hơn lại vừa đảm bảo sức khoẻ. quê nhiều củi nên bọn em phân mỗi người một đợt thay nhau mang củi đi đỡ tiền mua ga, than. Cuộc sống ở quê còn khó khăn nên mình tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.

  

Còn sinh viên Bùi Thị Huyền ở trường Kinh tế-kỹ thuật Hoà Bình lại có nỗi niềm riêng: Chúng em đều là con em đân tộc vùng sâu, xa của các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu được tuyển vào trường học chuyên ngành lâm sinh, chăn nuôi-thú y. Năm học trước, nhà trường còn có khu ký túc xá cho sinh viên ở với mức giá ưu đãi 30.000 đồng/người/tháng, riêng hệ trung học nghề được nhà trường bao cấp 100% tiền nhà. Năm học này, khu ký túc xá giải toả để giao cho dự án xây nhà ở cho sinh viên nên chúng em phải ra thuê trọ. Mỗi phòng trọ bình dân là 400.000 đồng cho ba người ở nhưng bọn em phải ở 4 người, dù có chật chội một chút nhưng tiết kiệm được một suất tiền nhà. Trước đây, hai người chung nhau một bếp nấu cơm, nay rủ thêm 4- 5  người nấu chung vừa tiết kiệm tiền điện, tiền than và cũng tiết kiệm được cả tiền ăn nữa. Trong phòng, chị em nhắc nhở nhau khi ra khỏi nhà tắt điện, rút nguồn điện máy tính và tiết kiệm các chi phí khác cho sinh hoạt khi không cần thiết.

  

Cứ sau mỗi đợt tăng lương hoặc tăng giá điện, xăng…, chuyện tăng giá nhà trọ hay điện, nước là chuyện không còn lạ với sinh viên. Trong cơn “bão giá”, mỗi sinh viên nên có những biện pháp tiết kiệm riêng để thích ứng với cuộc sống hiện tại, đảm bảo cho học tập được tốt hơn. 

 

                                                                                         Ngọc Anh

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục