(HBĐT) - Hơn 10 năm gây dựng, từ một nông dân lo ăn từng bữa, ông Nguyễn Duy Lành, thôn Chùa Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã trở thành triệu phú nông dân với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. ông là người duy nhất của tỉnh tham dự hội nghị tổng kết ngành thi đua - khen thưởng T.ư về nỗ lực làm giàu của mình.
Từ trước năm 2000, gia đình ông Lành thu nhập chính từ mấy sào trồng lúa, ngô, sắn. Cuộc sống vất vả, lam lũ cũng chỉ đủ ăn. Được các hội tạo điều kiện đi tập huấn, thăm nhiều mô hình phát triển kinh tế, ông bàn với gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. ông mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN&PTNT huyện Lạc Thủy được 10 triệu đồng. Lúc đó, ông mua quả đồi diện tích 2 ha. Qua quá trình cải tạo, đến năm 2004, gia đình ông mua 300 cây cam, 200 cây bưởi Diễn về trồng. Vừa trồng, vừa chăm sóc, vừa học hỏi, đến năm 2008, cam, bưởi bắt đầu cho thu hoạch. Vụ đầu ông thu được 100 triệu đồng. Từ năm 2010 trở lại đây, vườn cây mỗi năm cho thu hoạch từ 400 – 500 triệu đồng.
Năm 2011, nắm bắt được nhu cầu thị trường, gia đình ông bắt đầu nuôi gà đồi, cung cấp gà sạch, chất lượng cao cho thị trường. Mỗi lứa nuôi 500 con. Sau 1 năm, thấy nuôi gà có hiệu quả, gia đình ông mạnh dạn mua 4 máy ấp nở trứng gia cầm để ấp và bán gà giống. Từ năm 2011 đến nay, gia đình ông bán ra thị trường 4 - 5 vạn con gà giống và 20 tấn gà thương phẩm.
Phấn khởi trước thành quả lao động đạt được, năm 2014, gia đình ông tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi lợn và đầu tư xây dựng 1 trang trại lợn thịt siêu nạc với 300 con/lứa. Để quản lý, khống chế dịch bệnh cho đàn lợn, năm 2015, gia đình ông xây tiếp 1 trại lợn nái công suất 100 con. Năm 2016, trang trại lợn của gia đình đã bán ra thị trường được 70 – 80 tấn lợn thương phẩm. Lợn sinh sản từ 2.200 – 2.400 con lợn giống. Gà thương phẩm bán ra 15 – 20 tấn. Gà giống bán ra từ 40 – 50 vạn con. Tổng thu nhập bình quân đạt từ 8 - 10 tỷ đồng/năm.
Ông Lành cho biết: Dự kiến năm 2017, gia đình tôi xây tiếp 1 trại lợn thịt siêu nạc với 350 con/lứa, tạo việc làm thường xuyên cho 5 -10 lao động, thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/ tháng; tạo việc làm mùa vụ cho từ 10 -15 lao động với thu nhập 6 triệu đồng/tháng.
Cùng phát triển chăn nuôi, ông đi học hỏi nhiều nơi xử lý chuồng trại, tiêu độc khử trùng, xây bể bioga đảm bảo vệ sinh môi trường, tiêu diệt mầm mống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Từ việc xây dựng chuỗi mô hình chăn nuôi khép kín từ ấp nở, sản xuất lợn giống đến nuôi lợn, gà thương phẩm cung cấp cho thị trường và làm tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng - chống dịch bệnh, trong nhiều năm qua, chuồng trại gia đình ông không để xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, được các cấp chính quyền và nhân dân đánh giá cao.
Ngoài làm giàu cho gia đình, ông Lành luôn tuyên truyền, vận động, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây có múi, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nơi ông sinh sống giúp nhau xóa đói, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Từ năm 2010 đến nay, bản thân đã giúp đỡ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình cho 15 hộ có thu nhập ổn định. Ngoài ra, ông và gia đình luôn tích cực hưởng ứng, tham gia ủng hộ các hoạt động khu dân cư và các hoạt động xã hội, từ thiện do MTTQ và các cấp phát động với số tiền khoảng 10 triệu đồng/năm.
Ông Lành chia sẻ: Để có được thành công, tôi nghĩ người làm nông nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, quản lý nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc thú y và sản phẩm bán ra thị trường phải đảm bảo chất lượng.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm trại ong của ông Phạm Xuân Thưởng (xóm Tân Lập, xã Dân Hòa). Trao đổi với chúng tôi, ông Thưởng cho biết: “Trước khi đến với nghề nuôi ong, tôi đã lăn lộn làm đủ thứ nghề mưu sinh, từ trồng trọt, chăn nuôi cho đến làm công nhân. Mặc dù rất cố gắng nhưng với việc làm ăn manh mún, chăn nuôi nhỏ lẻ nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ khuyến nông xã và qua tìm hiểu thực tế, năm 2011, tôi đã nuôi thử nghiệm ong mật. Nuôi ong có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao, do đó, tôi đã mạnh dạn vay vốn, nuôi 20 đàn ong mật.”
(HBĐT) - Trung tá Trần Xuân Toàn (ảnh), Đội trưởng Đội tổng hợp - Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh được biết đến với nhiều thành tích thể thao. Từng là lính cơ động, anh có điều kiện rèn luyện, đào tạo để trở thành VĐV tiêu biểu, nòng cốt trong hoạt động thể thao của Công an tỉnh.
Đưa các cháu lên nóc tủ hồ sơ, đỡ các cháu đu lên bệ cửa sổ, cho các cháu đứng trên vai cô ngâm mình dưới nước, có cháu rơi xuống nước cô giáo lặn ngụp tìm vớt... 13 học sinh mẫu giáo đã được 4 cô giáo cứu trong cơn lũ dữ.
(HBĐT) - Bận rộn với công việc của người Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cao Phong, thượng tá Hà Văn Thuấn vẫn dành một phần nhỏ trong quỹ thời gian eo hẹp của mình để tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Mô hình sa bàn anh đề xuất và triển khai, thực hiện trong diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2016 được các đại biểu tham dự đánh giá cao với kết quả diễn tập phần cơ chế đạt xuất sắc 9,2 điểm. Đặc biệt, trong Hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ, trang thiết bị huấn luyện cấp tỉnh vừa qua, mô hình sa bàn của anh đã dự đạt giải B.
(HBĐT) - Bén duyên với công tác Đoàn, Hội năm 2013, đến tháng 9/2014, Bùi Văn Thắng (ảnh) được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Huyện Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN huyện Kim Bôi. Từ đó đến nay, Thắng cùng BCH Huyện Đoàn, Ban thư ký Hội chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát huy năng lực, sở trường; tổ chức các hoạt động thanh niên sống đẹp, sống có ích, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế… góp phần không nhỏ tạo nên chuyển biến trong nhận thức, hành động của thanh niên địa phương.
(HBĐT) - Tác phong nhanh nhẹn, luôn gần dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trưởng khu Phạm Văn Hùng, khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) luôn được bà con trong khu yêu mến, tin tưởng.