(HBĐT) - Diệp Xuân Linh là sinh viên năm cuối của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa công nghệ sinh học. Tháng 8/2014, anh vinh dự là 1 trong 20 sinh viên tiêu biểu của trường được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Israel, quốc gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Tại nước bạn, anh cùng các bạn có dịp học hỏi, tiếp cận với nền khoa học tiên tiến và trao đổi với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trở về quê hương, áp dụng những kiến thức đã học được, Linh mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp và ngay trong năm đầu tiên đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Diệp Xuân Linh ở tổ 3, phường Thái Bình (TP Hoà Bình) cho hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm trang trại của chàng trai trẻ Diệp Xuân Linh ở tổ 3, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) trong dịp anh và các thành viên trong gia đình tất bật chuẩn bị hàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán. Trao đổi với chúng tôi, Linh chia sẻ về những khó khăn khi quyết định phát triển trang trại: “Sau chuyến học tập kinh nghiệm tại nước ngoài, bản thân tôi mong muốn được áp dụng những gì tốt nhất để xây dựng trang trại tổng hợp, làm giàu trên mảnh đất quê mình. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, tôi gặp nhiều khó khăn khi còn là sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, kinh nghiệm phát triển trang trại chưa có, thị trường tiêu thụ cũng không và quan trọng nhất là không có vốn đầu tư. Tháng 8/2015, tôi bắt tay vào xây dựng và phát triển mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi gà thương phẩm và lợn giống”.
Linh cho biết thêm, thức ăn chăn nuôi là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm có chất lượng hay không. Tận dụng kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và trong những buổi thực hành tại nuớc bạn, Linh đã áp dụng bằng cách tự sản xuất thức ăn chăn nuôi để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thức ăn chăn nuôi của gia đình anh được chế biến từ nguyên liệu sẵn có với thành phần yếu từ ngô, thóc… trộn với men vi sinh probiotis nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng. Vật nuôi tiêu hoá tốt và không cần phải sử dụng các loại kháng sinh.
Không những nâng cao chất lượng sản phẩm, Linh còn chú trọng đến đảm bảo vệ sinh môi trường bởi trang trại của gia đình anh nằm ở khu vực đông dân cư. Để tránh ảnh huởng đến người dân sinh sống xung quanh, Linh đã học cách xây dựng chuồng trại của các nước tiên tiến với diện tích mỗi chuồng rộng 100 m2 với số lượng tối đa 200 con gà / chuồng. Ngoài ra, chuồng trại được sử dụng hệ thống đệm lót sinh học nhằm giảm mùi hôi thối, tự phân huỷ phân của vật nuôi và không cần vệ sinh chuồng trại trong 6 tháng. Bên cạnh đó, Linh sử dụng các thiết bị phun sương, quạt gió nhằm làm mát, giữ ẩm chuồng trại để vật nuôi được sống trong môi trường không có bệnh tật, tạo điều kiện cho vật nuôi lớn nhanh và khoẻ mạnh. Chính vì vậy, sản phẩm gia đình anh được các tư thương đến từ Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh ưa chuộng.
Đến nay, trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình Diệp Xuân Linh đã được mở rộng lên 2.000 m2, trong đó, diện tích chuồng trại chiếm 800 m2. Năm 2016, gia đình tiêu thụ 6.000 con gà thương phẩm, trung bình mỗi con 2 kg. Với mức giá thu mua 100.000 đồng /kg, gia đình anh thu về 1, 2 tỷ đồng. Bên cạnh đự, do diện tích đất vườn hẹp, không đủ điều kiện chăn thả vật nuôi, Linh lựa chọn phát triển mô hình cung cấp lợn giống. Năm vừa qua, gia đình anh xuất trên 200 con lợn giống, trung bình mỗi con có giá ở mức 1, 5 triệu đồng, qua đó thu về thêm khoảng 300 triệu đồng.
Đức Anh
(HBĐT) - Cùng cán bộ UBND xã Hợp Châu (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Thiên ở thôn Nghĩa Kếp, hộ gia đình tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi trang trại. Với việc phát triển mô hình nuôi gà thả vườn và lợn thương phẩm, gia đình anh đã thoát nghèo thành công với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Khoảng 6 giờ, ngày 27/12, đang đi tập thể dục trên đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình, Thiếu tá Hoàng Yến, Đội cảnh sát kinh tế - Công an TP. Hòa Bình đã nhặt được một túi da màu đen. Kiểm tra trong túi có một chiếc điện thoại nhãn hiệu Iphone 5 và 140 triệu đồng, đồng chí đã cất giữ cẩn thận để trả lại người bị mất.
(HBĐT) - Hòa Bình miền đất thân thương – cửa ngõ của núi rừng Tây Bắc. Nơi đây cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ. Đặc biệt là nét văn hóa dân gian độc đáo của bà con các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm trại ong của ông Phạm Xuân Thưởng (xóm Tân Lập, xã Dân Hòa). Trao đổi với chúng tôi, ông Thưởng cho biết: “Trước khi đến với nghề nuôi ong, tôi đã lăn lộn làm đủ thứ nghề mưu sinh, từ trồng trọt, chăn nuôi cho đến làm công nhân. Mặc dù rất cố gắng nhưng với việc làm ăn manh mún, chăn nuôi nhỏ lẻ nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ khuyến nông xã và qua tìm hiểu thực tế, năm 2011, tôi đã nuôi thử nghiệm ong mật. Nuôi ong có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao, do đó, tôi đã mạnh dạn vay vốn, nuôi 20 đàn ong mật.”
(HBĐT) - Trung tá Trần Xuân Toàn (ảnh), Đội trưởng Đội tổng hợp - Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh được biết đến với nhiều thành tích thể thao. Từng là lính cơ động, anh có điều kiện rèn luyện, đào tạo để trở thành VĐV tiêu biểu, nòng cốt trong hoạt động thể thao của Công an tỉnh.
Đưa các cháu lên nóc tủ hồ sơ, đỡ các cháu đu lên bệ cửa sổ, cho các cháu đứng trên vai cô ngâm mình dưới nước, có cháu rơi xuống nước cô giáo lặn ngụp tìm vớt... 13 học sinh mẫu giáo đã được 4 cô giáo cứu trong cơn lũ dữ.