(HBĐT) - Với 11 ha cây ăn quả có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Chí Sơn, xóm Tân Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc), mỗi năm trừ chi phí vườn cây mang lại thu nhập khoảng 1,7 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và là tấm gương sáng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.

Vườn cam của gia đình ông Lê Chí Sơn, xã Phong Phú (Tân Lạc) được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ấn tượng đầu tiên khi thăm mô hình trồng cây ăn quả có múi của gia đình ông Lê Chí Sơn là màu xanh ngát của cây cam, bưởi trải rộng khắp quả đồi. Những cây cam, bưởi sai trĩu quả hứa hẹn đem lại năng suất cao. Ông Sơn cho biết: Hiện tại, gia đình có 5,5 ha trồng cam lòng vàng, V2, cam Canh và 5,5 ha trồng bưởi da xanh, bưởi đỏ Tân Lạc. Năm 2021, do tình hình dịch Covid-19, việc tiêu thụ khó khăn, tư thương ép giá nên gia đình phải tự cắt đem bán tại Hà Nội. Năm nay, cam được mùa, sai quả, nhưng sản lượng bưởi lại kém do ảnh hưởng thời tiết có mưa vào giai đoạn thụ phấn, đậu quả nên sản lượng chỉ bẳng nửa mọi năm. Toàn bộ diện tích trồng cam, bưởi đều đang trong giai đoạn cho thu và đã được tư thương đến đặt mua, chỉ đợi khi chín đến cắt. Ước tính, năm nay với giá thành và sản lượng thu được, sau khi trừ chi phí vẫn cho thu về trên 1 tỷ đồng.

Để có được đồi cam, bưởi phát triển tốt như hiện nay là cả một quá trình lâu dài. Nhớ lại thời gian đầu mới bắt tay vào trồng ông Sơn chia sẻ: Năm 2013, khi thấy cam Cao Phong phát triển mạnh, tôi đã bàn với gia đình đầu tư gần 2 tỷ đồng mua 5,5 ha đất đồi thuộc xóm Chuông, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) rồi cải tạo, san ủi phân cấp bậc, làm hệ thống nước tưới để chuẩn bị mặt bằng trồng cây. Để có giống tốt, tôi đến các vườn lớn ở Cao Phong học tập kinh nghiệm, chọn giống tốt đem về Viện giống cây trồng T.Ư ghép, khi cây phát triển đạt yêu cầu mới đem về trồng. Mạnh dạn đầu tư, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nhưng khi bắt tay vào trồng thực tế gặp không ít khó khăn, cây phát triển kém. Năm 2014, tôi tiếp tục đầu tư mua mở rộng thêm 5,5 ha để trồng bưởi. Năm 2016, diện tích cam cho thu lứa đầu tiên với sản lượng 30 tấn được 600 triệu đồng. Năm 2017, năng suất đạt 130 tấn thu được gần 2 tỷ đồng. Vừa làm vừa đến các mô hình ở Cao Phong, Nghệ An học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng KHKT vào chăm sóc như: Đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, tự chế biến phân hữu cơ để đưa vườn cây phát triển theo hướng hữu cơ, an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chăm sóc theo quy trình VietGAP… Nhờ đó, chất lượng quả không chỉ ngon, mọng nước, ngọt mà hình thức quả lại đẹp nên được tư thương đến tận vườn đặt mua. Song song với việc trồng 5,5 ha cam và 5,5 ha bưởi, ông Sơn trồng thêm 100 gốc nhãn Hưng Yên và 1.000 gốc chanh xung quanh. Hiện tại, các cây trồng đều phát triển tốt, đã cho thu hoạch.

Việc xây dựng mô hình trồng cây ăn quả an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Sơn giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo được thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng và 30 lao động thời vụ.

Đỗ Hà



Các tin khác


Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục