74 tuổi đời với 57 năm tham gia thực hành các nghi thức tín ngưỡng và nắm giữ 21 bài mo của dân tộc Mường như: mo dậy khót, mo dậy khéng, mo dậy đoòng, mo dậy đao hay mo cuồng điềm, mo cuồng chết, cuồng trà… Nghệ nhân Ưu tú Quách Văn Đào, xóm Sào Bắc, xã Sào Báy (Kim Bôi) vẫn luôn đau đáu với tâm niệm gìn giữ nét văn hóa mo Mường.


Thầy mo Quách Văn Đào, xã Sào Báy (Kim Bôi) chuẩn bị các vật dụng trước khi làm lễ.

Thầy mo Quách Văn Đào cho biết: Gia đình tôi có truyền thống làm thầy mo, đến tôi là đời thứ 8. Mo Mường là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian lâu đời của người Mường. Người Mường sử dụng các bài mo để thực hành các nghi lễ trong đời sống như cầu phúc lộc, lễ tang, lễ cơm mới hay các nghi lễ gọi linh hồn con người, lễ trừ tà ma…

Theo học nghề từ thuở niên thiếu, khi đã thông thạo, tận tường các bài mo mà tổ tiên truyền lại qua nhiều đời bằng văn tự cổ, thầy mo Quách Văn Đào được làm lễ cấp sắc, chính thức trở thành thầy mo kế tụng cha ông. Với người Mường, thầy mo là người giữ trọng trách thực hiện một số công việc liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh của cá nhân,  gia đình và cộng đồng. Để được làm thầy mo, trước hết trong gia đình phải có người từng làm thầy, truyền nghề lại cho con cháu. Bên cạnh đó, người được chọn làm thầy mo phải là người có tâm, tài, đức, thật thà, ăn nói đĩnh đạc, phúc hậu, là người giữ gìn được nền nếp, gia phong trong gia đình. 

Mỗi khi thực hiện nghi lễ, thầy mo Quách Văn Đào thường mang các loại đồ vật phục vụ cho việc cúng như khót, khéng, đoong, mũ, áo dài, quạt và cảo âm dương. Mỗi vật dụng là một biểu tượng sức mạnh phò trợ cho thầy mo trong công việc. Đồng chí Nguyễn Vũ Hòa, Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Kim Bôi cho biết: Mỗi năm thầy mo Quách Văn Đào thực hiện trên 300 lượt mo ở các gia đình. Ông đã  truyền dạy các bài mo cho nhiều học trò, trong đó 4 người hữu duyên đã hành nghề mo. Ông còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mo Mường của huyện   Kim Bôi với 31 thành viên. Ông cũng thường xuyên tham gia giao lưu trao đổi văn hóa mo Mường tại các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, hay các hoạt động khảo sát, sưu tầm văn hóa mo Mường của tỉnh và Trung ương. Hiện ông đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Cả cuộc đời trọn tâm với mo Mường, dù đã bước sang tuổi 74 nhưng thầy mo Quách Văn Đào vẫn nhanh nhẹn, tháo vát và thuộc lòng từng bài mo cổ. Ông bộc bạch: Mỗi bài mo là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện thiết tha tình yêu cuộc sống, yêu con người, quê hương, xứ sở, góp phần hình thành, nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn các thế hệ người Mường. Bởi vậy, khi nghe mo, những người dự lễ được nhớ lại cội nguồn của dân tộc mình, quê hương mình, của dòng họ và gia đình. Nghe mo, mọi người tự thấy phải sống tốt đẹp hơn, thương yêu nhau, quý mến nhau hơn, tương trợ, giúp đỡ nhau nhiều hơn, không bao giờ ăn ở bất hiếu với ông bà, cha mẹ, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng và xã hội, không để oán hận về sau. Những người làm thầy mo như chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng, tận tâm với công việc để góp phần biểu đạt, gìn giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc Mường, giúp cộng đồng hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống.



Ngô Hường
 (Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)


Các tin khác


Nguyễn Thị Tâm – người thầm lặng làm đẹp phố phường

Gần 15 năm gắn bó với Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Tâm, Tổ trưởng Tổ vệ sinh môi trường số 3 là người đảng viên gương mẫu, tận tụy và trách nhiệm với công việc được giao. Với tinh thần luôn tích cực học hỏi để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, chị Tâm - một trong 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương dịp chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).

Người mang khát vọng phát triển du lịch tại Mường Thàng

Năm 2020, có một người phụ nữ đã tạm biệt Thủ đô, lặn lội lên "vùng đất gió" Cao Phong - Mường Thàng để hiện thực hóa khát vọng phát triển du lịch tại xóm Mừng, xã Hợp Phong.

Gặp gỡ những bí thư chi bộ tiêu biểu

Đội ngũ bí thư chi bộ (BTCB) xóm, tổ dân phố là những người gần dân, dân tin, hiểu dân nhất. Hiện nay, đội ngũ BTCB xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh được đánh giá hầu hết là những người có uy tín, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, kiến thức cả về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác Đảng. Những ngày tháng Chạp hối hả công việc cuối năm, chúng tôi đã tìm gặp các BTCB tiêu biểu để lắng nghe họ chia sẻ về một năm bận rộn và nhiều nỗ lực.

Gặp những người góp phần làm giàu, đẹp cho quê hương

Trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, có nhiều nông dân để lại dấu ấn lớn với nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giàu, đẹp cho quê hương.

Chiến sỹ công an nhặt được hơn 70 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Theo thông tin từ Công an tỉnh Hòa Bình, ngày 13/1/2025, hạ sĩ Nguyễn Trần Bảo Chung (SN 2004), chiến sĩ nghĩa vụ Đội Cảnh sát bảo vệ, Trại Tạm giam Công an tỉnh sau khi thực hiện xong ca trực xin phép chỉ huy ra ngoài đơn vị để công chứng giấy tờ cá nhân. Trên đường đi đến đoạn quốc lộ 6 thuộc phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) đã nhặt được một ví da màu đen, bên trong có 1 căn cước công dân tên Nguyễn Thị Thanh Thủy và số tiền lớn.

Cô giáo mầm non ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy

Hơn 9 năm gắn bó với nghề giáo, 5 năm giữ cương vị tổ trưởng chuyên môn, cô Nguyễn Hoàng Vinh, giáo viên Trường mầm non Lạc Thịnh, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy luôn là giáo viên dạy giỏi các cấp và là người đi đầu, hướng dẫn, truyền cảm hứng cho các thầy, cô giáo trong và ngoài trường áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục