Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo phương châm vững mạnh, rộng khắp, gắn với phát triển kinh tế. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hàng năm, nhiều chiến sỹ "sao vuông" còn trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng quê hương. Tiêu biểu có đồng chí Nguyễn Văn Được, khu Tân Phong, thị trấn Mãn Đức là tấm gương sáng phát triển kinh tế và trong phong trào dân quân khởi nghiệp.

Chiến sỹ dân quân Nguyễn Văn Được, khu Tân Phong, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc chăm sóc vườn bưởi.

Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm trong luyện tập, tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình - đó là đánh giá của chính quyền địa phương và đồng đội đối với chiến sỹ dân quân Nguyễn Văn Được. Tham gia lực lượng dân quân tại địa phương, anh đưa kiến thức, kinh nghiệm trong quân ngũ và tâm huyết của mình để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở cơ sở. Anh tích cực tham gia các hoạt động của lực lượng dân quân, có ý thức trách nhiệm cao trong mọi việc, nhất là đức tính cần cù, năng động, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế gia đình...

Năm 2016, sau khi được cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế tại địa phương khác, anh bắt tay làm kinh tế. Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mở cửa hàng tạp hóa, kết hợp xây dựng trang trại, nuôi gà thả vườn, nuôi lợn bản địa và trồng các loại cây ăn quả như bưởi đỏ, bưởi da xanh, bưởi Diễn, mít Thái, chanh…

Anh Nguyễn Văn Được chia sẻ: Thời gian đầu do kinh nghiệm còn hạn chế, cùng với dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Không nản chí, tôi càng quyết tâm tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng, những hộ chăn nuôi nhiều năm trên địa bàn. Với suy nghĩ muốn thoát khỏi đói, nghèo thì phải có ý chí và đặc biệt không lười lao động, nên nhờ cố gắng gia đình tôi đã có thành quả, đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng, phát triển ổn định. Trong chuồng thường xuyên duy trì từ 200 - 300 con gà, 4 con lợn sinh sản.

Tham quan mô hình kinh doanh kết hợp chăn nuôi, trồng trọt của gia đình anh Được, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi quy mô sạch sẽ, được xây dựng, quản lý một cách khoa học. Trung bình mỗi năm, từ nguồn thu bán tạp hóa, chăn nuôi, trồng trọt, sau khi trừ chi phí mang lại cho gia đình anh lợi nhuận 300 - 400 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Đông, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thị trấn Mãn Đức cho biết: "Không chỉ cần cù lao động, phát triển kinh tế, với vai trò là chiến sỹ dân quân, đồng chí Nguyễn Văn Được đã cùng anh, chị em dân quân trên địa bàn thực hiện tốt các chương trình huấn luyện hàng năm, nhất là các đợt luyện tập, diễn tập chiến đấu phòng thủ, phòng chống bão lũ, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Ngoài ra còn cùng các đồng chí trong Ban Chỉ huy quân sự, Ban công tác mặt trận khu dân cư tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, trong thực hiện xây dựng đời sống mới, văn minh đô thị và công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm”.

Bằng ý chí, nghị lực vượt khó và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Văn Được đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế của lực lượng dân quân. Những việc làm cụ thể, thiết thực trong phát triển kinh tế, xây dựng khu vực phòng thủ, gìn giữ an ninh trật tự là thực tiễn sinh động về dân quân thời nay - vừa năng động, vừa ý chí, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn xứng đáng là "lực lượng của toàn dân tộc” như Bác Hồ kính yêu đã ngợi khen.


Mai Chinh

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)


Các tin khác


Khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp sạch

Sinh ra và lớn lên tại xã Tú Lý (Đà Bắc), chị Đinh Thị Thường (sinh năm 1993) là một trong những người trẻ quyết định từ bỏ cơ hội phát triển ở đô thị để trở về xây dựng và phát triển kinh tế tại quê hương. Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp - dịch vụ và cung ứng thực phẩm Đà Bắc không chỉ là mô hình khởi nghiệp đầy hoài bão của cá nhân chị, mà còn thu hút sự tham gia của các thành viên với quyết tâm cùng nhau phát triển chuỗi nông nghiệp sạch tại vùng cao Đà Bắc.

Cử nhân Luật bỏ phố về với sóng nước lòng hồ hiện thực hóa giấc mơ giúp dân thoát nghèo

Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội loại khá nhưng không chọn ở lại chốn đô thành phồn hoa, năm 2017, chàng cử nhân Quách Công Lượng (sinh năm 1994) đã thu dọn hành lý gói trọn trong chiếc ba lô để trở về với mênh mang sóng nước lòng hồ...

Những ngày tháng Tư không quên của người lính đặc công xứ Mường

Cả đời binh nghiệp, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Bùi Xuân Hình đã trải qua nhiều trận đánh khốc liệt. Trong đó, ký ức về những ngày đánh chiếm và giữ cây cầu trên xa lộ Sài Gòn để mở đường cho đại quân tiến vào giải phóng vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí ông.

Hội viên nông dân khởi nghiệp thành công từ nghề may

Anh Bùi Văn Huy sinh năm 1985 tại xã Bảo Hiệu, một trong những xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Anh luôn trăn trở tìm hướng đi đúng để phát triển kinh tế ngay tại quê hương, giúp người dân địa phương cải thiện đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo. Với suy nghĩ đó, vợ anh là người biết nghề may nên anh đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi trở về quê hương gây dựng mô hình khởi nghiệp. Anh Huy chia sẻ: "Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước được các cấp, các ngành phát động, đặc biệt là thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng may gia công tại gia đình, ban đầu với 4 máy may. Đến nay mở rộng diện tích lên khoảng 350m2, với 80 máy may công nghiệp. Xưởng nhận may gia công sản phẩm gấu bông cho các công ty may tại tỉnh Ninh Bình, Thái Bình. Qua đó tạo việc làm thường xuyên cho 5 người trong gia đình. Vào những lúc thời vụ, gia đình thuê thêm 75 nhân công, mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng”.

Chị Dự vượt khó, làm giàu từ nông nghiệp

Trong những năm qua, phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Cao Phong. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Chị Nguyễn Thị Dự ở Chi hội phụ nữ xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã trở thành tấm gương sáng trong lao động sáng tạo, vươn lên thoát nghèo bền vững từ kinh tế trang trại.

Tấm lòng nhiệt huyết, nhân ái của cô giáo Vũ Thị Phương Dung

Đến xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) hỏi thăm cô giáo Vũ Thị Phương Dung, Trường mầm non Phú Thành ai cũng biết. Cô Dung sinh năm 1997, đã có 8 năm gắn bó với nghề. Cô được nhiều người biết đến bởi tấm lòng nhiệt huyết, giàu lòng nhân ái với việc hỗ trợ, phục hồi cho trẻ bị rối loạn phát triển tại lớp học mầm non.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục