Chị Nguyễn Thị Tuyết (đứng thứ nhất từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm hoạt động đoàn và phát triển kinh tế gia đình với ĐVTN.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (đứng thứ nhất từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm hoạt động đoàn và phát triển kinh tế gia đình với ĐVTN.

(HBĐT) - Người dân xã Sào Báy, huyện Kim Bôi biết nhiều đến Nguyễn Thị Tuyết là một gương mặt thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi đã vinh dự được nhận giải thưởng Lương Đình Của do Ban Bí thư T.Ư Đoàn trao tặng những thanh niên nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giáo tiến bộ KHKT, công nghệ, xây dựng nông thôn mới và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

 

Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo quanh năm quanh quẩn với cây lúa, cây ngô không giúp cuộc sống gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn. Nhưng ước mơ làm giàu bằng chính bàn tay lao động trên mảnh đất quê hương cứ mãi theo đuổi để rồi thôi thúc Nguyễn Thi Tuyết ngày đêm suy nghĩ tìm hướng đi phù hợp với điều kiện địa phương. Chị chia sẻ “Là cán bộ Đoàn trước tiên mình phải gương mẫu trong mọi công việc, nói đi đôi với làm thì việc tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia phát triển KT – XH ở địa phương mới có hiệu quả. Và mình luôn suy nghĩ, muốn có cuộc sống ổn định thì phải mạnh dạn, chủ động học hỏi, tìm tòi các tiến bộ KHKT, những cách làm hay, mô hình hiệu quả để áp dụng vào điều kiện thức tế”. Chính từ suy nghĩ đó cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, chị Tuyết đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và theo học các lớp chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi để tích lũy kiến thức. Vừa làm vừa học hỏi, có khi việc làm ăn gặp rủi ro, nhưng cũng từ thất bại đã giúp chị đúc rút được những kinh nghiệm quí để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả lao động. Nhờ đó đến nay, chị đã là chủ của một trang trại kinh tế VAC rộng trên 3 ha. Bình quân trong trang trại lúc nào cũng có 10 con trâu sinh sản, 20 con lợn mán/lứa, 300 con gà ri/lứa, một năm thả 8 tạ cá giống ở ao. Ngoài ra, gia đình chị còn kết hợp trồng các loại cây ngắn ngày như mía, bí đỏ, dưa hấu, dưa bỏ… mỗi năm cho tổng thu nhập trên 220 triệu đồng, trừ chi phí còn có lãi hơn 50 triệu đồng và giải quyết việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương.

 

Nỗ lực lao động sản xuất, làm giầu cho gia đình, nhưng Nguyễn Thị Tuyết vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một Bí thư Đoàn xã, nhất là trong lĩnh vực giúp ĐVTN phát triển kinh tế. Chị luôn sẵn lòng giúp đỡ các gia đình có nhu cầu về giống, vốn, kiến thức KHKT. Được tham gia Ban quan lý, điều hành vốn vay của xã do Ngân hàng CSXH huyện ủy nhiệm, Đoàn Thanh niên xã đã thành lập được 4 tổ vay vốn có 171 hộ thành viên được vay với tổng dư nợ 1,5 tỉ đồng. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, không có trường hợp xâm tiêu tiền lãi và gốc của các tổ viên. Từ nguồn vốn vay này đã xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/khẩu/năm theo mô hình tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản kết hợp dịch vụ vận tải, say xát… Việc làm của chị đã góp phần giúp ĐVTN trong xã gắn bó với đồng đất quê hương để hạn chế tình trạng đi làm ăn xa.

 

Với sự năng động, sáng tạo của Bí thư Đoàn xã, liên tục trong 5 năm, Đoàn Thanh niên xã Sào Báy là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Huyện đoàn Kim Bôi. Giải thưởng Lương Đình Của mà Nguyễn Thị Tuyết được T.Ư Đoàn trao tặng năm 2009 là phần thưởng xứng đáng với người cán bộ Đoàn hết lòng, hết sức với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

 

 

                                                                                     Hoàng Nga

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục