Những năm qua, mô hình phát triển kinh tế "Trang trại giun quế Hoà Bình" của anh Bùi Văn Đáng ở xóm Cỏ Giữa, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) không chỉ mang lại giá trị kinh tế ổn định, mà còn thân thiện, bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.


Mô hình nuôi giun quế của anh Bùi Văn Đáng ở xóm Cỏ Giữa, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn bảo vệ môi trường.

Lợi ích "kép” từ nuôi giun quế

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội và từng làm giáo viên một số trường học tại địa phương, cuối năm 2015, loay hoay giữa không ít khó khăn của nghề giáo nên anh Đáng chuyển hướng sang phát triển kinh tế với mô hình nuôi giun quế (trùn quế). Tận dụng chuồng trại sẵn có của gia đình cùng số vốn ít ỏi 30 triệu đồng, anh đầu tư mua giun giống rồi bắt tay vào khởi nghiệp.

Mô hình nuôi giun quế được thực hiện khá đơn giản. Thức ăn cho chúng là những nguyên liệu sẵn có, đa dạng như phân gia súc, gia cầm hoặc phụ phẩm nông nghiệp rơm rạ, rau củ. Giun quế có khả năng phân huỷ nhanh các chất hữu cơ này và chuyển hoá thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Phân giun quế (phân trùn quế) là phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất cần thiết giúp cây trồng phát triển, tăng trưởng tốt. 

Anh Đáng chia sẻ: "Tôi lựa chọn nuôi giun quế để khởi nghiệp bởi nhận thấy đây là mô hình phát triển kinh tế ít rủi ro. Chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, không lo dịch bệnh, nguồn thức ăn giá thành rẻ, sẵn có, dễ kiếm, đầu tư giống một lần rồi nhân giống liên tục, thu hoạch chỉ sau khoảng 1 tháng nuôi… Người nuôi có thể thu nhập từ nguồn bán giun giống, phân giun và sản phẩm chế biến từ phân giun. Tưởng như đơn giản nhưng khi mới thực hiện tôi cũng gặp trở ngại. Vừa làm vừa tích luỹ, đúc kết kinh nghiệm, vững niềm tin sẽ thành công”.

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, anh Đáng đã gặt hái "quả ngọt”. Hiện nay, trang trại giun quế cung cấp cho thị trường một số sản phẩm như: giun tinh, phân trùn quế hữu cơ dạng bột và viên nén, dịch trùn quế, đạm trùn quế. Trong năm 2024, trang trại 1.000m2 bán ra thị trường 5 - 6 tấn giun tinh, hơn 200 tấn phân trùn quế, hơn 3.000 lít dịch trùn quế… cho thu về 400 triệu đồng. Mô hình còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 4 lao động địa phương. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, sức lao động, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh đầu tư hệ thống máy móc như: hệ thống phun sương và bơm tưới thức ăn tự động, máy ép phân trùn quế…

Là người tiên phong nuôi giun quế tại địa phương, sau hơn 10 năm gắn bó, mô hình kinh tế này đã mang lại thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống của gia đình ngày càng được cải thiện. Thời gian tới, anh Đáng dự định mở rộng diện tích trang trại giun quế lên khoảng 3.000m2; hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã sản xuất phân hữu cơ từ trùn quế. 

Từng bước bắt nhịp chuyển đổi số        

Trước đây, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, cách xa trung tâm huyện, thành phố, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm, tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống còn nhiều hạn chế. Thế nhưng với cuộc sống hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. Nhờ sự nhạy bén, linh hoạt, đổi mới tư duy, nắm bắt lợi ích trong giới thiệu, quảng bá trên mạng xã hội đã giúp "Trang trại giun quế Hoà Bình" của anh Bùi Văn Đáng nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận khách hàng trên cả nước. Anh thường xuyên đăng tải những bài viết, hình ảnh, video clip về mô hình nuôi giun quế trên mạng xã hội Facebook, YouTube, TikTok để sản phẩm, thương hiệu lan toả rộng rãi.         Trong đó, nền tảng TikTok với tài khoản "Giun Quế Hoà Bình" hiện có gần 33 nghìn người đăng ký theo dõi, với nhiều video thu hút lượng người xem và tương tác ấn tượng. Điển hình là video kỹ thuật thu hoạch giun quế có 1,7 triệu lượt xem và hơn 500 bình luận; video hướng dẫn cách đóng bao để vận chuyển giao hàng cho khách ở xa thu hút 481 nghìn lượt xem; video chia sẻ cách bảo quản giun câu với 92,5 nghìn lượt xem… 

Người bạn đồng hành hỗ trợ đắc lực cho anh nông dân thời đại 4.0 là chiếc điện thoại di động thông minh có kết nối mạng internet, anh Đáng tự sáng tạo nội dung, chụp ảnh, quay video clip, dựng hình, lồng tiếng và hoàn thiện sản phẩm rồi đăng lên mạng xã hội. Các video với nội dung hấp dẫn, hình ảnh chân thực thu hút sự quan tâm của mọi người, lan toả rộng rãi, không mất chi phí quảng cáo, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức tiếp cận khách hàng truyền thống. Ngoài ra còn kết nối với khách hàng qua hình thức phát trực tiếp (livestream). Nhờ vậy xây dựng được lượng khách hàng online ổn định và ngày càng đông, đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Vĩnh Phúc, Ninh Bình,    Hà Nội, Lai Châu, Cao Bằng,      Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An…

Với quy cách riêng trong đóng gói, vận chuyển hàng mà các sản phẩm, kể cả giun sống vẫn an toàn, đảm bảo chất lượng đến tay khách hàng. Luôn đặt thương hiệu, uy tín lên hàng đầu, nhiều khách hàng đã truyền tai nhau về chất lượng sản phẩm, bởi vậy số đơn hàng tăng lên nhiều lần, mạng lưới thị trường ngày càng phát triển. Hiện số lượng đơn hàng online của "Trang trại giun quế Hoà Bình" được khách hàng đặt qua các trang mạng xã hội chiếm gần 80% tổng đơn hàng bán ra. 

Anh Đáng bộc bạch: "Không chỉ nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, việc tôi chia sẻ các video lên mạng xã hội còn để chia sẻ kiến thức, trải nghiệm thực tế để người dân trên cả nước, nhất là các bạn trẻ tìm được hướng khởi nghiệp phù hợp, đúng đắn với bản thân”.

Mô hình nuôi giun quế và sản xuất phân hữu cơ trùn quế không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Bùi Văn Đáng, mà việc khai thác thế mạnh công nghệ số, nền tảng số trong quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội đã mở ra hướng phát triển kinh tế đầy tiềm năng.


Linh Nhật

Các tin khác


Chiến sỹ "sao vuông" làm kinh tế giỏi

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo phương châm vững mạnh, rộng khắp, gắn với phát triển kinh tế. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hàng năm, nhiều chiến sỹ "sao vuông" còn trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng quê hương. Tiêu biểu có đồng chí Nguyễn Văn Được, khu Tân Phong, thị trấn Mãn Đức là tấm gương sáng phát triển kinh tế và trong phong trào dân quân khởi nghiệp.

Sống xanh từ những việc làm giản đơn

Sống xanh là lối sống lành mạnh, tích cực, bền vững, không chỉ góp phần bảo vệ cuộc sống, môi trường sống, mà còn giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Trong đó, giảm bớt lượng tiêu thụ nhựa là một trong nhiều cách để theo đuổi lối sống xanh.

Những cựu chiến binh “9X”

Tưởng rằng cựu chiến binh (CCB) là những người đã lớn tuổi, nhưng bên cạnh đó cũng có những CCB tuổi đời còn trẻ. Họ là quân nhân xuất ngũ trở về địa phương. Với sức trẻ, tinh thần trách nhiệm, những CCB "9X” đã đóng góp tích cực vào phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Sáng năng động, sáng tạo 

Cô Khương Thị Thanh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Sáng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) là người có nhiều sáng kiến, tác động tích cực đến công tác dạy và học trong ngành GD&ĐT tỉnh.

Nữ Liên đội trưởng với thành tích học tập xuất sắc

Là Liên đội trưởng của Trường TH&THCS Vụ Bản (Lạc Sơn), em Phạm Minh Phương không chỉ năng nổ, nhiệt huyết trong công tác đội mà còn là một học sinh gương mẫu, đạt nhiều thành tích học tập xuất sắc.

Khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp sạch

Sinh ra và lớn lên tại xã Tú Lý (Đà Bắc), chị Đinh Thị Thường (sinh năm 1993) là một trong những người trẻ quyết định từ bỏ cơ hội phát triển ở đô thị để trở về xây dựng và phát triển kinh tế tại quê hương. Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp - dịch vụ và cung ứng thực phẩm Đà Bắc không chỉ là mô hình khởi nghiệp đầy hoài bão của cá nhân chị, mà còn thu hút sự tham gia của các thành viên với quyết tâm cùng nhau phát triển chuỗi nông nghiệp sạch tại vùng cao Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục