(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.



Người dân xã Nam Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn mía tím chuẩn bị cho thu hoạch niên vụ 2023.

Những ngày này, người dân xã Nam Phong bắt đầu vào vụ thu hoạch mía tím niên vụ 2023. Với việc áp dụng giống mía mô, chất lượng cây mía ở Nam Phong đã được nâng lên, cây to, dóng dài, mềm và đậm vị. Giá bán tại vườn từ 8.000 - 9.000 đồng/cây, mía tím đang kỳ vọng mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình tại Nam Phong.
Đồng chí Bùi Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nam Phong có hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Từ nhiều năm nay, người dân gắn bó với cây mía. Mấy năm trở lại đây, với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, Nam Phong chuyển đổi từ giống mía truyền thống sang mía cấy mô đã nâng cao chất lượng cây trồng. Hiện nay, diện tích mía trắng và mía tím trên địa bàn xã đạt 385 ha. Hai năm nay, mía có giá bán tại vườn từ 8.000 – 10.000 đồng/cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với mỗi hộ có khoảng 5.000 m2 trồng mía tím có thể đạt thu nhập từ 120 - 160 triệu đồng/vụ.

Cùng với trồng mía, Nam Phong tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa một số cây ăn quả giống mới vào trồng đại trà. Ngoài ra, các hộ phát triển mô hình gia trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, nhiều hộ tận dụng lá mía phát triển nuôi trâu, bò thương phẩm và nuôi theo hình thức vỗ béo. Tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, đề án hỗ trợ của Chính phủ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đang xây dựng các mô hình sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Năm 2022, xã được phân bổ 340 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với nguồn vốn này, xã hỗ trợ 72 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm.

Đồng chí Bùi Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Việc triển khai thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ được tiến hành công khai, minh bạch. Các hộ được hỗ trợ đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và phải đối ứng vốn. Trong quá trình triển khai, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, thiết thực và có khả năng thực hiện được đối với nguồn nhân lực gia đình. Qua tuyên truyền, nhiều hộ đã chuyển biến nhận thức, không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ và chịu khó lao động, sử dụng đồng vốn hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Chăm lo phát triển kinh tế, Nam Phong cũng tập trung nâng cao chất lượng đời sống người dân. Năm 2016, xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang trên đà phấn đấu đạt các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao. Hệ thống y tế, giáo dục, giao thông trên địa bàn đã được quan tâm nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 48 triệu đồng/năm theo chuẩn đa chiều mới; hộ nghèo giảm còn 72 hộ, chiếm 6,6%. 

Phương Linh

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục