Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tổng kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giao huyện gần 110 tỷ đồng.


Những năm qua, các hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện Lạc Sơn được đầu tư ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Tuyến đường nội xóm Ong Man, xã Chí Đạo.

Từ năm 2019 đến nay, huyện đã giải ngân trên 80,5 tỷ đồng, đạt 73,2% kế hoạch vốn giao. 

Theo đó, UBND huyện đã thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 54 công trình, gồm: xây dựng, nâng cấp 32 công trình giao thông; 5 công trình đường nội đồng, thủy lợi; 1 chợ trung tâm xã Bình Hẻm; 1 hạng mục phụ trợ sân vận động trung tâm xã Mỹ Thành; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 15 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; nguồn vốn sự nghiệp thực hiện duy tu, bảo dưỡng 332 công trình với tổng mức đầu tư gần 8,5 tỷ đồng. 

Qua đó góp phần cải thiện rõ nét hầu hết mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện.

V.Đ

Các tin khác


Xã Cun Pheo: Tập trung nguồn lực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Cun Pheo là xã vùng sâu của huyện Mai Châu với hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Xã có 4 xóm, trong đó xóm xa nhất cách trung tâm xã 9 km. Thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số, Cun Pheo đã tận dụng tối đa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo.

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 145 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số (DTTS); 506 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); trên 74% dân số là đồng bào DTTS, sinh sống nhiều ở địa bàn miền núi với nguồn sinh kế quan trọng là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Huyện Cao Phong: Hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xác định phát triển KT-XH và thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, giai đoạn 2019 - 2024, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này và đạt những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đa dạng hoạt động khuyến nông dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh, trong 3 năm (2021 - 2024), Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT đã triển khai xây dựng thành công 52 mô hình trình diễn thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

Nhân rộng các mô hình giữ vững an ninh trật tự vùng đồng bào tôn giáo

Cách đây hơn 3 năm, Công an huyện Lạc Sơn phối hợp Ban chỉ đạo 09 xã Mỹ Thành vận động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Giáo xứ Mường Riệc xây dựng mô hình "Tiếng chuông bình yên”.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy cho vùng dân tộc thiểu số phát triển

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hòa Bình quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng, qua đó tạo đòn bẩy phát triển cho vùng ĐBDTTS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục