Xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có hơn 90% đồng bào dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với chăm lo cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân, xã chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, Trường TH&THCS Thượng Bì góp phần quan trọng vào kết quả đó.


Giáo viên Trường TH&THCS Thượng Bì, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) đón học sinh vào lớp 1 năm học 2024-2025.

Hiệu trưởng Trường TH&THCS Thượng Bì Đỗ Thị Thu Hằng cho biết: Ngày 12/12/2023, trường được công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2023-2028, thể hiện sự chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã. Năm học 2023 – 2024, các phong trào của trường được giữ vững và phát huy. Tham gia thi giáo viên giỏi có nâng cao về chất lượng; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng so với năm học trước. Giáo viên có nhiều phương pháp dạy học để học sinh tiếp thu bài dễ hiểu hơn. Công tác quản lý được đổi mới và đem lại hiệu quả cao hơn. Đây cũng là kết quả tích cực trong việc chăm lo phát triển giáo dục vùng dân tộc.

100% giáo viên của trường thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo. Trường đã tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; bồi dưỡng 6 môn văn hóa khối 9 và 3 môn (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh) khối 6, 7, 8; ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10 từ đầu tháng 4. Công tác bồi dưỡng học sinh yếu tiến bộ rõ nét. Học sinh lên lớp đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng đạt 99,3%; học sinh hoàn thành chương trình THCS đạt 100%.

Bên cạnh đó, trường quan tâm trồng cây xanh tạo bóng mát, cảnh quan môi trường. Xây dựng không gian trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn và hiệu quả; lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh. Thực hiện tốt phong trào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn; 95% giáo viên, nhân viên soạn giảng, thiết kế các chương trình và hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin; nhiều tiết dạy sử dụng hình minh họa. Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi trên internet như: Trạng nguyên Tiếng Việt, Đấu trường toán học, IOE Tiếng Anh... 

Ngay từ đầu năm học, trường chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cho học sinh. Chương trình giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong các môn học trên lớp và các hoạt động của trường như: bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông...

Bên cạnh đó, trường phối hợp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, tạo không khí vui tươi, lành mạnh và các hoạt động ngoại khóa để học sinh vui chơi, học tập. Lồng ghép giáo dục kỹ năng, giá trị sống trong các môn học; kỹ năng ứng xử văn hoá và giáo dục tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tin trước đám đông cho học sinh thông qua các hoạt động lao động, vui chơi, ngoại khoá.

Chất lượng giáo dục toàn diện của trường từng bước được cải thiện. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng phát triển, vượt chỉ tiêu đề ra. Năm học 2023-2024, khối THCS có 14 học sinh giỏi toàn diện, khối tiểu học có 75 học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Trường có 35 học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh cấp tỉnh. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Năm học 2024-2025, trường quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành và nhân dân triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.


L.C

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc thiểu số phát triển sản xuất

Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.

Hiệu quả từ mô hìnhTrường TH&THCS Do Nhân: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương đã được tích hợp vào môn học đối với khối THCS và hoạt động trải nghiệm đối với khối tiểu học. Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) có 100% học sinh và 70% giáo viên là người dân tộc Mường. Địa phương có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Từ đó, trường đã xây dựng mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm gắn với phát triển du lịch địa phương”.

Trường TH&THCS Hang Kia A từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Thuộc địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) bước đầu tạo được nền nếp trong công tác dạy và học với tỷ lệ học sinh chuyên cần có sự chuyển biến, học sinh vui đến lớp tăng lên từng năm.

Chung tay hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025, thầy và trò Trường TH&THCS Yên Hòa (Đà Bắc) phấn khởi nhận bàn giao công trình nhà bán trú và các công trình phụ trợ. Với tổng kinh phí 4 tỷ đồng, công trình được xây dựng 2 tầng khang trang, đầy đủ hạng mục phụ trợ đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học cho ngôi trường thuộc vùng khó khăn bậc nhất của huyện nghèo Đà Bắc.

Huyện Lạc Sơn: Phân bổ trên 35 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Từ năm 2022 - 2024, huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu với tổng số vốn giao 35.683 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. Đến nay giải ngân được trên 3,66 tỷ đồng nguồn vốn cho các dự án, đạt khoảng 10,3%.

Huyện Yên Thủy: Hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục