Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.


Gia đình anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) được nhận hỗ trợ xóa nhà tạm.

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo là một trong những nội dung quan trọng huyện Yên Thủy tập trung thực hiện thời gian qua. Huyện đã triển khai kế hoạch cụ thể tới các cơ quan, địa phương. Trong đó, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà để đưa vào danh mục đầu tư.

Giai đoạn 2019-2024, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước, huyện Yên Thủy đã hỗ trợ 616 hộ với tổng kinh phí 15,89 tỷ đồng. 

Ngoài việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS nghèo từ nguồn ngân sách, trong nhiệm kỳ vừa qua, huyện Yên Thủy đã tích cực huy động các nguồn lực khác, xã hội hóa để xây mới, sửa chữa nhà cho các đối tượng. Cụ thể, toàn huyện đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 204 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn về nhà ở, trong đó nhiều trường hợp là hộ đồng bào DTTS với tổng số tiền gần 5,6 tỷ đồng. Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện cũng đã tiếp nhận từ Quỹ vì người nghèo tỉnh 2,8 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 82 nhà đại đoàn kết.

Việc hỗ trợ nhà ở đảm bảo về diện tích và chất lượng theo quy định, các hộ được nhận hỗ trợ đều thực hiện sửa chữa, xây mới nhà. Bên cạnh đó, những hộ được hỗ trợ nhà đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng.

Đồng chí Bùi Thị Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Thủy cho biết: Bên cạnh những kết quả, huyện vẫn còn nhiều khó khăn nên chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng DTTS và miền núi về nhà ở là cơ hội lớn để đồng bào được an cư trong những ngôi nhà bảo đảm tiêu chuẩn. Huyện xác định việc xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng, được cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện quyết liệt. Bên cạnh sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước thì sự nỗ lực của người dân, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng ở khu dân cư cũng là nguồn lực to lớn góp phần giúp các gia đình hoàn cảnh khó khăn sớm xóa nhà tạm. Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS nghèo đã góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí nhà ở trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện. Có nhà ở đảm bảo, đồng bào yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.


Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Kim Bôi bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 

Huyện Kim Bôi có 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được huyện quan tâm, là tiền đề để nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cuộc sống hôm nay.

Tỷ lệ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được tuyển dụng chiếm 67,1%

Những năm qua, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được chú trọng, nâng cao cả chất lượng và số lượng. Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hoà Bình đã tuyển dụng 836 công chức, viên chức, trong đó có 561 công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 67,10%.

Huyện Cao Phong: Trên 77 tỷ đồng đầu tư các công trình vùng dân tộc thiểu số

Từ năm 2019 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc 4 dự án.

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo đồng bào dân tộc không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 79 năm ngày Độc lập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn. Có được kết quả đó là nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai hiệu quả, tạo sinh kế cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Yên Thủy quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Yên Thuỷ có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30,06% và một số ít dân tộc khác. Những năm qua, huyện triển khai nhiều giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn: Giải ngân 967 triệu đồng thực hiện các hoạt động giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi về đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, huyện Lạc Sơn tích cực triển khai các hoạt động, giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục