Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.


Người dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) phát triển trồng rau an toàn, từng bước cải thiện thu nhập.

Theo đó, với Tiểu dự án 1 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, từ năm 2019 đến nay, huyện đã giải ngân được 8.036/11.653 triệu đồng, đạt 68,96% từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương. Số vốn này đã được sử dụng để thực hiện Dự án hỗ trợ bảo vệ trên 20.440 ha rừng tự nhiên tại 12 xã và bảo vệ trên 338 ha rừng sản xuất tại 8 xã trong huyện.

Đối với Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện đã tiến hành giải ngân được 9.342/17.327 triệu đồng, đạt 53,91% kế hoạch giao.

Từ các nguồn vốn được giải ngân, nông dân vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận, tập huấn khoa học kỹ thuật, trau dồi kinh nghiệm sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng nông sản do địa phương sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi có 3 nhãn hiệu tập thể gồm: "Cam Mường Động”, "Bưởi Mường Động” và "Nhãn Sơn Thủy”; trên 210 ha cây ăn quả các loại được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; 34 ha nhãn được cấp chứng nhận GlobaGAP; có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Úc, EU. Các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được duy trì, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nâng cao thu nhập cho người dân.

  

T.H

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Gần 21 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã thực hiện giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt hơn 59%, trong đó vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu: Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp

Nhiệm kỳ 2019 - 2024, các hoạt động đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số trong khởi nghiệp, lập nghiệp được Hội LHTN Việt Nam huyện Mai Châu triển khai đồng bộ với nhiều nội dung thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Công tác tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt trong học sinh phổ thông được thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Qua đó tư vấn, hướng nghiệp cho hơn 10.000 lượt thanh niên, học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Xã Bắc Phong nỗ lực nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Xã Bắc Phong (Cao Phong) có 1.180 hộ, 5.110 nhân khẩu. Xã có 10 xóm với 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 59,2%, dân tộc Kinh 24,3%, dân tộc Dao 16,5%. Những năm qua, xã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Huyện Kim Bôi: Hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc thiểu số phát triển sản xuất

Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.

Hiệu quả từ mô hìnhTrường TH&THCS Do Nhân: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương đã được tích hợp vào môn học đối với khối THCS và hoạt động trải nghiệm đối với khối tiểu học. Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) có 100% học sinh và 70% giáo viên là người dân tộc Mường. Địa phương có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Từ đó, trường đã xây dựng mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm gắn với phát triển du lịch địa phương”.

Trường TH&THCS Hang Kia A từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Thuộc địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) bước đầu tạo được nền nếp trong công tác dạy và học với tỷ lệ học sinh chuyên cần có sự chuyển biến, học sinh vui đến lớp tăng lên từng năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục