Trong kho tàng di sản văn hóa của người Mường, chiêng có vai trò rất quan trọng, là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi mất đi. Văn hóa chiêng được xem là linh hồn của người Mường, là vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh về vật chất và tinh thần của mỗi gia đình cũng như cộng đồng Mường. Để bảo tồn chiêng Mường, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực có nhiều cách làm hiệu quả để chiêng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, từ đó thực sự có sức sống bền lâu.
Người dân xã Vân Sơn (Tân Lạc) lưu giữ chiêng Mường như vật quý trong gia đình.
Người Mường có 24 lễ hội sử dụng chiêng như: Lễ mừng nhà mới, lễ thành hôn, lễ khai hạ (xuống đồng), lễ kéo si... Âm nhạc của chiêng Mường thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong áp dụng những kỹ năng đánh chiêng. Người dân Mường không phải là những chuyên gia âm nhạc nhưng đã sáng tạo nhiều bài chiêng mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Những bài chiêng phổ biến trong cộng đồng như: "Đón khách”, "Đi đường”, "Bông trắng, bông vàng”, "Chẩm khẩm”, "Vào hội”, "Đập bông bông”, "Poỏng ba”, "Poỏng chín”....
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thu âm, ký âm được 50 bản nhạc các bài chiêng Mường. Trong nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, đối với dàn nhạc cồng chiêng Tây Nguyên - mỗi chiêng trong dàn nhạc phải bảo đảm một thang âm nhất định nhưng âm nhạc chiêng Mường lại không cần tuân theo một điệu thức nào cả. Bởi vậy, khi diễn tấu chiêng Mường, có thể hàng trăm, hàng ngàn nghệ nhân cùng hòa vào một dàn phối hợp tấu chiêng nhịp nhàng mà vẫn không bị lạc điệu.
Văn hoá chiêng của người Mường Hòa Bình có những nét độc đáo riêng, lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Theo số liệu điều tra tại thời điểm năm 2010, trong toàn tỉnh còn lưu giữ được 9.960 chiếc chiêng thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng. Để bảo tồn, lưu giữ chiêng Mường, tỉnh đã tổ chức Lễ hội chiêng Mường lần thứ nhất năm 2011 và lần thứ hai năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 125 năm và 130 năm thành lập tỉnh được Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là màn trình tấu chiêng lớn nhất Việt Nam. Lễ hội chiêng Mường Hòa Bình là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo mang đặc trưng của người Mường. Năm 2016, Nghệ thuật chiêng Mường Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về bảo tồn chiêng Mường, được sự quan tâm của các cấp, ngành và người dân. Đến nay, số lượng chiêng trên địa bàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Nghệ thuật chiêng Mường được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng, trong nhiều hoạt động văn hoá, chính trị trên địa bàn tỉnh và tham gia một số sự kiện của khu vực, toàn quốc. Các làn điệu chiêng và không gian văn hoá chiêng Mường ngày nay đã tạo ấn tượng cho khách du lịch, nhất là khách quốc tế khi đến Hòa Bình. Mặc dù vậy, trước những tác động của biến đổi văn hóa và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, di sản chiêng Mường đang đứng trước nguy cơ mai một rất cao… dẫn đến một bộ phận người Mường không quan tâm đến văn hóa chiêng, nhất là lớp trẻ.
Đầu tháng 11/2024, chúng tôi đến xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc). Đưa chúng tôi đi thăm các gia đình, đồng chí Bùi Thanh Đướng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi luôn tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, trước nguy cơ mai một của văn hóa dân tộc Mường, chúng tôi đang cố gắng giữ gìn những nét đặc sắc nhất như nhà ở, trang phục, phong tục tập quán, chiêng Mường… Đối với chiêng Mường, một số gia đình trên địa bàn xã vẫn giữ được những chiếc chiêng cổ và trân trọng lưu giữ như vật báu. Chúng tôi thường xuyên sử dụng chiêng Mường trong các dịp như lễ hội, biểu diễn văn nghệ. Nhiều gia đình, người cao tuổi cũng đã quan tâm, chú trọng việc dạy chiêng Mường cho con cháu. Chúng tôi cố gắng để chiêng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Có như vậy mới thực sự bảo tồn, lưu giữ được.
Gắn với việc bảo tồn, làm lan toả sâu sắc giá trị văn hoá chiêng Mường, hoạt động truyền dạy nghệ thuật chiêng cũng được các cấp, ngành quan tâm. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp với các địa phương đưa công tác truyền dạy cho học sinh các trường. Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ở cơ sở triển khai các lớp truyền dạy cho thanh, thiếu niên. Hằng năm, Trung tâm Văn hoá tỉnh mở hàng chục lớp tập huấn, truyền dạy về chiêng cho đội văn nghệ các xóm, xã. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá chiêng Mường; giúp chiêng Mường thực sự được bảo tồn, lưu giữ trong cuộc sống hàng ngày.
Dương Liễu
Không phải ngẫu nhiên khi ông Sùng A Dếnh ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) được người dân ví như cây đại thụ, tỏa bóng, che chở bản làng. Bằng những việc làm ý nghĩa, ngày nối ngày ông tiếp tục góp phần mang lại sự bình yên cho quê hương.
Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.
Bà Bùi Thị Sừ, 68 tuổi ở xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là tấm gương sáng của người phụ nữ dân tộc Mường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Từ việc gìn giữ nghề dệt vải, đến vai trò tiên phong trong các phong trào xã hội, bà đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng cộng đồng. Với nghị lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, bà xứng đáng là hình mẫu phụ nữ thời đại mới, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.
Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Cao Phong vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế để cải thiện thu nhập.
Quyết Chiến là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Toàn xã có 367 hộ, trên 1.700 nhân khẩu, trong đó trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng triển khai, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.
Là hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên ngôi nhà mới khang trang như một giấc mơ trở thành hiện thực với gia đình ông Hà Công Can ở xóm Mỵ, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Không còn dấu vết của căn nhà cũ tạm bợ, dột nát, gia đình ông đã có nhà mới nhờ sự chung tay hỗ trợ của Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB).