Xác định công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nắm và dự báo tình hình. Kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực vận động quần chúng thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng nền an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 


Công an xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an xã.

Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh chính trị cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách móc nối, xâm nhập vào địa bàn, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Tình hình ANTT trong vùng đồng bào DTTS vì vậy vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Do đó, Công an tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay đã tổ chức 3.291 buổi tuyên truyền cho 589.256 lượt người; biên soạn, đăng tải, chia sẻ trên 42.220 tin, bài; xây dựng 14 thông báo, 991 phóng sự về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Lực lượng Công an đã tập trung nắm, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình ANTT, an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế để kịp thời tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, không để xảy ra điểm nóng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi. Tham mưu và phối hợp tham mưu tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, không tham gia các hoạt động đòi ly khai, tự trị, di cư tự do, xâm canh, xâm cư, xuất cảnh trái phép... Toàn tỉnh đã xây dựng và ra mắt 262 mô hình "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”, 189 điểm chữa cháy công cộng, 72.270 gia đình mở lối thoát nạn thứ hai, 2.232 hộ nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất cam kết bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Đồng thời, lực lượng Công an phối hợp đẩy mạnh thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 47 mô hình, 1.602 điểm mô hình trong phong trào này. Mở 2 lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cho 200 bảo vệ dân phố; 5 lớp huấn luyện nghiệp vụ cho 760 cán bộ Công an xã bán chuyên trách; 12 ban bảo vệ dân tổ dân phố với 575 thành viên. Phát huy vai trò 289 người có uy tín trong tham gia bảo vệ ANTT, là nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các khu dân cư.

Nhờ đó, những năm qua, tỉnh Hòa Bình giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, góp phần quan trọng không để bất ngờ, bị động, hình thành điểm nóng về ANTT; tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trong vùng DTTS.


Dương Liễu

Các tin khác


Mùa cải bắp ở Xà Lĩnh

Con đường mòn xuyên qua rừng già vào khu bản Cang, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) chỉ đủ rộng cho một chiếc xe máy len qua. Phải là người thạo đường lắm mới dám điều khiển xe máy đi trên con đường mà chập lại cũng chỉ bằng 2 bàn tay, ngoằn ngoèo, luồn lách qua đá, qua khe. Vậy nhưng, cả hai vợ chồng Hờ Y Sông cứ như những con thoi chở từng bao bắp cải 40 - 50kg từ vườn nhà ra tập kết ven đường Quốc lộ 6 để chờ tư thương đến bốc lên xe về xuôi tiêu thụ...

Huyện Lạc Thủy nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Lạc Thủy tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), qua đó tạo nguồn lực giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Xã Vầy Nưa chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc

"Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước triển khai chính sách dân tộc cùng nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân dân, đời sống bà con xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc ngày càng cải thiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, người dân tin tưởng, tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương", đồng chí Đinh Thanh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa khẳng định.

Chị Bùi Thị Hiên khởi nghiệp thành công từ cây dược liệu

Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.

Huyện Lạc Thủy: Trên 3,9 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.

Ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục