Xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc có 164 hộ, 675 nhân khẩu, trên 70% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nỗ lực của người dân, diện mạo xóm Rãnh đã đổi thay.


Nhà văn hoá xóm Rãnh, xã Toàn sơn, huyện Đà Bắc được sửa chữa, nâng cấp tạo thuận lợi cho các hoạt động hội họp của xóm.

Cách thành phố Hoà Bình khoảng 6 km nhưng xóm Rãnh, xã Toàn Sơn như một "ốc đảo” bởi đường đi lại khó khăn và địa hình chia cắt. Những năm trước, đường tỉnh 433 thi công thì con đường từ thành phố Hòa Bình lên xóm Rãnh, xóm Phủ và thị trấn Đà Bắc là tuyến giao thông chính. Sau thời gian nhiều xe trọng tải lớn đi qua và ảnh hưởng mưa lũ, tuyến đường bị sạt lở nhiều, xuống cấp, cản trở phát triển kinh tế của xóm. 

Hiện nay, xóm Rãnh có trên 140 ha đất lâm nghiệp, trên 40 ha đất nông nghiệp. Trước đây, bà con trồng mía, ngô và cây lâm nghiệp. Song do thị trường và thời tiết, cây mía, cây ngô không được giá nên nhiều hộ chuyển sang trồng đào, cây cảnh, trồng rừng và chăn nuôi gia súc. Một số hộ đã có thu nhập ổn định như: Gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng trồng đào bán dịp Tết và cây cảnh thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; gia đình ông Đặng Trung Khoa nuôi nuôi trâu và lợn nái bản địa, kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi gia cầm thu nhập trên 100 triệu đồng/năm...
           
Đồng chí Triệu Kim Thanh, Bí thư Chi bộ xóm Rãnh cho biết: Xóm hiện có 29 đảng viên. Các đồng chí luôn gương mẫu tích cực vươn lên làm kinh tế; trên 40% đảng viên có mô hình làm kinh tế giỏi; 100% gia đình đảng viên đạt gia đình văn hóa. Từ đó, lan tỏa ra cộng đồng xóm. Bình quân thu nhập đầu người của xóm đạt 40 triệu đồng/năm; gần 50% số hộ có thu nhập khá, đặc biệt là từ sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ và chăn nuôi. Theo thống kê, hiện nay trên 90% số hộ trong xóm có nhà xây kiên cố, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

Ông Bàn Tiến Thành, Trưởng xóm Rãnh cho biết: Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóm được đầu tư xây dựng 4 công trình giao thông, đường nội đồng, nhà văn hoá. Các công trình đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hệ thống giao thông được bê tông hoá, nhà văn hóa xóm khang trang. Đồng bào được hỗ trợ sản xuất, giống cây, bò sinh sản để phát triển kinh tế. Phong trào thi đua xóa nhà tạm, vì người nghèo góp phần giúp các hộ khó khăn có nơi ở ổn định; đồng bào đoàn kết, tương trợ nhau xây dựng xóm ngày càng phát triển.

Theo ông Bàn Tiến Thành, con đường từ thành phố Hoà Bình lên xóm Rãnh đang được thi công đổ bê tông. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xóm, nhất là sản xuất và tiêu thụ nông sản, phát triển dịch vụ, chăn nuôi. Người dân phấn khởi, tin tưởng, đồng lòng cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương phát huy những kết quả, tiếp tục góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


V.L

Các tin khác


Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số “an cư, lạc nghiệp”

Ngay sau khi được cấp đất ở, nhiều gia đình dân tộc Mông đã chuyển về Khu tái định cư (TĐC) Táu Nà ở xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để dựng nhà, tổ chức lại cuộc sống để "an cư” theo đúng nguyện vọng. Đây là một trong nhiều khu TĐC được tỉnh đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được triển khai thành công trên địa bàn huyện Mai Châu nói riêng và toàntỉnh nói chung.

Xã Thống Nhất: Chính sách dân tộc góp phần giảm nghèo bền vững 

Xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) được sáp nhập từ 3 xã vùng sâu của huyện với trên 72% đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, kinh tế - xã hội của xã chuyển biến tích cực. 

Mùa cải bắp ở Xà Lĩnh

Con đường mòn xuyên qua rừng già vào khu bản Cang, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) chỉ đủ rộng cho một chiếc xe máy len qua. Phải là người thạo đường lắm mới dám điều khiển xe máy đi trên con đường mà chập lại cũng chỉ bằng 2 bàn tay, ngoằn ngoèo, luồn lách qua đá, qua khe. Vậy nhưng, cả hai vợ chồng Hờ Y Sông cứ như những con thoi chở từng bao bắp cải 40 - 50kg từ vườn nhà ra tập kết ven đường Quốc lộ 6 để chờ tư thương đến bốc lên xe về xuôi tiêu thụ...

Huyện Lạc Thủy nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Lạc Thủy tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), qua đó tạo nguồn lực giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Xã Vầy Nưa chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc

"Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước triển khai chính sách dân tộc cùng nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân dân, đời sống bà con xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc ngày càng cải thiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, người dân tin tưởng, tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương", đồng chí Đinh Thanh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa khẳng định.

Chị Bùi Thị Hiên khởi nghiệp thành công từ cây dược liệu

Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục