Tỉnh Hòa Bình có 74,31% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.
Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh được khôi phục và tổ chức hàng năm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh: Lễ hội khai mùa Mường Thàng (Cao Phong) năm 2024.
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết: Giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm bảo tồn và phát huy. Các lễ hội truyền thống, liên hoan văn hóa, nghệ thuật, thể thao dần được khôi phục; thiết chế văn hóa cơ sở từng bước được hỗ trợ đầu tư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 4 bảo tàng được thành lập (1 bảo tàng công lập, 3 bảo tàng tư nhân). Toàn tỉnh có 112 di tích đã được xếp hạng các cấp. Trong đó, di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; 39 di tích cấp quốc gia; 71 di tích cấp tỉnh cùng 292 điểm di tích, danh lam thắng cảnh trong danh mục bảo vệ của UBND tỉnh.
Theo số liệu kiểm kê, toàn tỉnh hiện có 786 loại hình di sản văn hoá phi vật thể của 5 dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Trong đó, 5 di sản văn hoá phi vật thể đã được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Mo Mường Hoà Bình; Nghệ thuật trình diễn Chiêng Mường Hoà Bình; Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình; Lễ hội Khai hạ của người Mường Hoà Bình… Trong đó, di sản văn hoá Mo Mường có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của dân tộc Mường, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn quý giá và đã được lập hồ sơ khoa học trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Đến nay, hồ sơ đã hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình UNESCO.
Bên cạnh đó, phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, thu hút đông đảo người dân hưởng ứng, tham gia. Các môn thi đấu thể thao dân tộc như kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, các trò chơi dân gian được khôi phục. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 88,3% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 96,3% làng, bản, tổ dân phố đạt khu dân cư văn hoá; 92,8% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương được đẩy mạnh; hệ thống thông tin - truyền thông cơ sở được củng cố. Hiện nay, các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có hạ tầng viễn thông băng thông rộng cố định đảm bảo có thể truy cập internet; các trạm thu, phát sóng thông tin di động được đầu tư xây dựng đảm bảo cho người dân sử dụng các dịch vụ thông tin thuận lợi. Bên cạnh đó, hệ thống kỹ thuật - công nghệ phát thanh, truyền hình được hiện đại hoá; thời lượng phát sóng tăng, trong đó có các chuyên trang bằng tiếng các dân tộc Mường, Thái.
Nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS đi đôi với xóa phong tục, tập quán lạc hậu, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Trong đó, huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất nâng cao đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của đồng bào DTTS; quảng bá các loại hình du lịch văn hóa bản địa, sản phẩm văn hóa truyền thống. Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từ đó, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp.
Hương Lan
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình năm 2024, màn đấu giá sản phẩm cá đặc sản vùng hồ Hòa Bình đã tạo được sức hút đặc biệt. Hàng nghìn khán giả phấn khích vỗ tay theo từng lần trả giá của người mua. Sau những phút "cân não” trả giá rất gay cấn và hồi hộp, con cá tầm thương phẩm trên 45 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đã được chốt bán với giá 150 triệu đồng; con cá trắm đen trên 25 kg của Công ty TNHH Thủy sản và Dịch vụ Cường Thịnh được chốt bán với giá 105 triệu đồng. Cả hai con cá này đều được nuôi tại vùng hồ Hòa Bình, nơi từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cá đặc sản có thể chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Những năm qua, người có uy tín ở huyện Tân Lạc đã nỗ lực phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, cầu nối lan tỏa kiến thức, pháp luật trong cộng đồng dân cư và đưa các chính sách trợ giúp pháp lý đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Ngay sau khi được cấp đất ở, nhiều gia đình dân tộc Mông đã chuyển về Khu tái định cư (TĐC) Táu Nà ở xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để dựng nhà, tổ chức lại cuộc sống để "an cư” theo đúng nguyện vọng. Đây là một trong nhiều khu TĐC được tỉnh đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được triển khai thành công trên địa bàn huyện Mai Châu nói riêng và toàntỉnh nói chung.
Xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) được sáp nhập từ 3 xã vùng sâu của huyện với trên 72% đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, kinh tế - xã hội của xã chuyển biến tích cực.
Con đường mòn xuyên qua rừng già vào khu bản Cang, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) chỉ đủ rộng cho một chiếc xe máy len qua. Phải là người thạo đường lắm mới dám điều khiển xe máy đi trên con đường mà chập lại cũng chỉ bằng 2 bàn tay, ngoằn ngoèo, luồn lách qua đá, qua khe. Vậy nhưng, cả hai vợ chồng Hờ Y Sông cứ như những con thoi chở từng bao bắp cải 40 - 50kg từ vườn nhà ra tập kết ven đường Quốc lộ 6 để chờ tư thương đến bốc lên xe về xuôi tiêu thụ...
Những năm qua, huyện Lạc Thủy tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), qua đó tạo nguồn lực giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.