(HBĐT) - Ban Giám khảo (BGK) cuộc thi tìm hiểu lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển vừa hoàn thành việc chấm bài dự thi. Có thể khẳng định, cuộc thi đã thành công ngoài mong đợi. Điều đó thể hiện từ việc thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong, ngoài tỉnh tham gia, chất lượng bài thi và hiệu quả của cuộc thi.

 

Số bài dự thi vượt chỉ tiêu

 

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các đại biểu xem bài dự thi kèm mô hình công phu.

 

Hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển 1886 - 2016”.

 

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện được triển khai bài bản. Các ngành thành viên BTC được phân công nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, ngành Tuyên giáo là cơ quan thường trực đã tích cực triển khai, đôn đốc, kiểm tra, khích lệ các tập thể, cá nhân suốt quá trình thực hiện. Các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục, dành nhiều thời lượng để tuyên truyền. Các cấp ủy Đảng quan tâm triển khai, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tại đơn vị mình.

 

Nhờ đó, các tầng lớp nhân dân biết đến cuộc thi và nhiệt tình tham gia. Từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân đến HS-SV… Từ những cụ 85 tuổi đến những em 10 tuổi. Đáng chú ý có hàng trăm bài thi từ các tỉnh, thành lân cận như Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam… đến các tỉnh xa như Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang... và các đơn vị như Học viện Chính trị CAND. BTC đã nhận được 135.709 bài thi, vượt chỉ tiêu ban đầu. Trong đó, nhận thông qua các huyện, thành phố, sở, ban, ngành, đoàn thể 135.309 bài, nhận trực tiếp từ các cá nhân 400 bài. Nhiều đơn vị có số bài dự thi vượt chỉ tiêu lớn: Đảng bộ Quân sự tỉnh 12.065 bài, Công an tỉnh 2.800 bài, huyện Lạc Sơn 13.310 bài, Hội CCB tỉnh 5.267 bài.

 

Nhiều bài công phu, sáng tạo, tâm huyết

           

Theo đánh giá của BTC, BGK, trong số 135.709 bài thi, nhiều bài có sự đầu tư, chuẩn bị công phu, sáng tạo, tâm huyết, chất lượng cao từ hình thức đến nội dung. Có bài số lượng đến 1.600 trang A4 viết tay, hàng trăm bài từ 300 – 400 trang A4 trở lên. Có bài bìa được làm bằng gỗ, chạm khắc chữ vàng hay đóng bìa trang nhã kèm nơ buộc… Nhiều bài dự thi của các tác giả và nhóm tác giả thiết kế trình bày đẹp, minh họa bằng tiểu cảnh, tranh, ảnh, mô hình sinh động thể hiện tâm sức và tình cảm với mảnh đất Hòa Bình. 

 

Cụ thể như bài dự thi kèm mô hình guồng nước, cồng chiêng, con tàu tiến về phía trước, biểu tượng TP Hòa Bình… Có bài dự thi được đầu tư như một công trình cùng với bài chính hàng nghìn trang được đóng như quyển sách còn có các quyển hàng trăm trang minh họa như: Tâm ngôn, Tỉnh Hòa Bình 130 năm lịch sử qua lăng kính nghệ thuật, báo cáo kết quả điều tra xã hội học về tỉnh… Có thể kể đến bài dự thi của nhóm tác giả thuộc Học viện Chính trị CAND; tác giả Nguyễn Thị Phượng và Nguyễn Thị Thu Thủy, Công an tỉnh; Bùi Thị Thanh Huyền, Hội Khuyến học tỉnh... Ngoài trả lời đầy đủ 8 câu hỏi theo đáp án, không ít bài thi sưu tầm được nhiều tư liệu quý về lịch sử của tỉnh.

 

Hiệu quả kép

           

Tình cảm với quê hương Hòa Bình chính là động lực để cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh nhiệt tình tham gia cuộc thi. 8 câu hỏi đã khái quát tổng thể quá trình hình thành, phát triển, những giá trị văn hóa, thành tựu KT-XH nổi bật và chủ trương, định hướng, giải pháp phát triển của tỉnh qua các giai đoạn lịch sử. Đồng thời, khẳng định những đóng góp của tỉnh vào các sự kiện trọng đại của đất nước; tình cảm của Bác Hồ với tỉnh… Đặc biệt là cảm nghĩ về sự phát triển, đổi mới của quê hương Hòa Bình.

 

Thông qua cuộc thi, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh không chỉ hiểu rõ lịch sử 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh mà còn thêm yêu mảnh đất, con người Hòa Bình. Khơi dậy tình cảm, niềm tự hào về quê hương cũng tiếp thêm sức mạnh, ý chí xây dựng tỉnh ngày càng mạnh giàu. Từ mô hình cuộc thi, huyện Mai Châu và Lạc Thủy cũng tổ chức thi tìm hiểu lịch sử địa phương. Theo đánh giá của BTC, BGK, tính quảng bá của cuộc thi rộng chính là hình thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử thiết thực, hiệu quả. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh một bộ phận người dân, nhất là thế hệ trẻ chưa mặn mà với việc tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, cuộc thi cũng có thể mở ra nhiều cơ hội trong nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư vào tỉnh… 

 

 

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Học Bác từ những việc làm giản dị

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được 125 mô hình điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỉnh đã giới thiệu 103 mô hình để Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư tuyên truyền trên tạp chí Thi đua - khen thưởng và các cơ quan truyền thông T.Ư. Các mô hình, điển hình tiên tiến không chỉ đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Sinh thời, mặc dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn dành thời gian quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng. Tình cảm bao la, trầm ấm, sâu sắc đó được Người gửi trọn qua từng cái Tết Trung thu.

Dấu ấn việc học tập và làm theo Bác ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành năm 2021, huyện Yên Thuỷ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là đơn vị dẫn đầu các huyện, thành phố với thang điểm 89/100 điểm. Kết quả này thể hiện những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền trong chuyển đổi, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của huyện Yên Thuỷ.

60 năm khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) - "Tại nơi đây, tròn 60 năm trước, cũng một ngày giữa tháng 8 nắng đẹp như hôm nay, Bác Hồ kính yêu đã về thăm nhà trường. Tôi nhớ rõ, khi Bác đứng đây nói chuyện với toàn trường, lớp chúng tôi được xếp thứ tự đứng ở phía tay phải của Bác, gần vị trí bây giờ đang trồng cây vú sữa… Khi đó, chúng tôi xúc động lắng nghe từng lời Bác dạy, đến bây giờ vẫn vẹn nguyên ký ức trong tim…” - bà Đinh Thị Biên, cựu học sinh khóa 5 của trường Thanh niên lao động Xã hội chủ nghĩa (TNLĐ XHCN) Hòa Bình tự hào kể lại trong ngày trở về thăm trường cũ, nay là di tích lịch sử văn hóa Địa điểm Bác Hồ về thăm Trường TNLĐ XHCN Hòa Bình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Huyện Tân Lạc: Thiết thực học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã tập trung triển khai, thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua của địa phương. Nhiều mô hình, cách làm mới với những tập thể, cá nhân điển hình đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.  

Huyện Cao Phong: Tạo chuyển biến thực chất trong học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - BTV Huyện ủy Cao Phong đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với chuyên đề toàn khoá và hàng năm, hướng tới thực chất, hiệu quả, tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục