(HBĐT) - Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, những hình ảnh về thác nước trắng xóa giữa mênh mông đại ngàn và ruộng bậc thang trùng điệp đã được chia sẻ rộng rãi. Thác Trăng không còn là "nàng tiên ngủ trong rừng” nữa mà đang thức dậy, mở ra hướng phát triển du lịch đầy hứa hẹn ở xã vùng sâu Do Nhân của huyện Tân Lạc.
Với vẻ đẹp hoang sơ, làn nước trong mát, thác Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc) ngày càng thu hút lượng lớn du khách đến thăm quan.
Đã vài năm chúng tôi mới có dịp trở lại thác Trăng vào một ngày cuối tháng 7, dù thời tiết nắng oi ả nhưng ở bản Mường này, nhờ có những làn nước mát rượi từ dòng thác mà khí hậu lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu. Con đường nối từ tỉnh lộ 436 vào đến thác Trăng đã được cứng hóa nên hành trình khám phá thác Trăng rất thuận lợi. Những đứa trẻ năm nào chúng tôi gặp với vẻ rụt rè, bẽn lẽn nay dạn dĩ hơn hẳn, sẵn sàng làm hướng dẫn viên dẫn khách lên trải nghiệm thắng cảnh của bản mình.
Hơn 10 h, chúng tôi có dịp khám phá thác Trăng với một đoàn khách đến từ Thủ đô Hà Nội. Từ trung tâm xóm Trăng Tà theo con suối với làn nước trong vắt ngược về phía thượng nguồn là bắt đầu hành trình khám phá thác Trăng. Thác Trăng có 3 thác nước, thác đầu tiên cao nhất, khoảng 10 m, với điểm nhấn là một cây cổ thụ nằm chính giữa trên đỉnh thác, chia thác thành 2 nửa với những làn nước trắng xóa. Mặc dù dưới chân thác khá rộng nhưng mực nước hơi nông nên đây không phải thác nước du khách lựa chọn để ngâm mình dưới làn nước mát lạnh. Phía thượng nguồn có 2 thác nước với 2 "bể tắm” lý tưởng hơn nhiều.
Vượt qua đỉnh thác thứ nhất là đến thác nước thứ 2. Thác thứ 2 cách thác thứ 3 khoảng 100 m. Hai thác nơi thượng nguồn có độ cao từ 4 - 7 m, điểm nhấn ấn tượng chính là vùng nước rộng dưới chân thác, được bao bọc bởi những khối đá chắc chắn. Lần đầu tiên được trải nghiệm thác nước mát lạnh, nhiều thành viên trong đoàn đến từ Hà Nội tỏ ra ấn tượng. Anh Nam, một thành viên trong đoàn chia sẻ: "Trước đây, tôi được một số bạn bè giới thiệu về thác Trăng. Lần đầu đến đây, tôi rất ấn tượng với cảnh quan còn khá hoang sơ, núi rừng và những ruộng bậc thang, nhất là nước ở thác mát và sạch. Đây là địa điểm lý tưởng để khám phá, nghỉ mát trong những ngày hè”.
Với cảnh sắc hoang sơ, sự hỗ trợ tích cực của mạng xã hội quảng bá hình ảnh, thác Trăng ngày càng thu hút du khách gần xa. Theo người dân nơi đây, có những ngày thác Trăng đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh. Đó là điều kiện để nhiều hộ dân nơi đây mở quán, phục vụ du khách. Gia đình chị Định Thị Ngần đã xây dựng quán giải khát kiên cố, với vị trí lý tưởng ngay cạnh con đường dẫn vào khám phá thác Trăng. Chị Ngần chia sẻ: "Năm nay, lượng khách tăng mạnh, ổn định hơn những năm trước đây. Có những hôm, hàng nghìn khách đến tắm, gia đình bán nước giải khát lãi trên 1 triệu đồng/ngày. Ngoài khách trong tỉnh còn có nhiều khách ngoại tỉnh và cả khách nước ngoài nữa. Nhờ đó, gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập. Sắp tới, gia đình tôi sẽ mở rộng các mặt hàng để phục vụ du khách tốt hơn”.
Với những tiềm năng về phát triển du lịch, đồng chí Bùi Văn Thông, cán bộ văn hóa xã Do Nhân cho biết: Cuối năm 2018, đã có công ty du lịch về khảo sát thác Trăng để thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng. Để bảo vệ thắng cảnh và đảm bảo ANTT, UBND xã luôn bố trí lực lượng túc trực, tuyên truyền đến người dân cũng như du khách trong việc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, không xả rác, vứt rác bừa bãi. Ngoài thắng cảnh thác Trăng, khi đến thăm quan nơi đây, du khách có thể khám phá các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường. Ngoài ra, mảnh đất Do Nhân còn được ưu ái thêm những thắng cảnh khác, đó là thác nước Thung Vòng và động Tải Khời mới được phát hiện cách đây chưa lâu. Những địa danh này chỉ cách thác Trăng hơn 2 km, hứa hẹn là điểm đến lý tưởng của du khách trong tương lai.
Viết Đào
Lâu nay, nói đến du lịch Mai Châu, Hòa Bình, thường chỉ nhắc tới bản Văn, bản Lác, Pom Coọng, ít ai biết hai xã Hang Kia - Pà Cò cũng là những điểm đến giàu tiềm năng du lịch với thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông được lưu giữ gần như nguyên vẹn. Chính quyền và ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực biến nơi đây trở thành điểm đến trọng điểm về du lịch của tỉnh.
(HBĐT)-Tháng 7, miền Trung nắng và nóng nhưng không quá khó chịu khi có làn gió mát rượi thổi từ biển. Cũng vì thế, thời điểm này, du khách các nơi đổ về đây đông hơn dịp khác. Đưa du khách đi thăm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) trong đêm trăng mờ ảo, anh Đức Tiến, người lái xe điện chuyên chở khách chia sẻ: Các anh, chị vào dịp này là đẹp nhất đó. Mùa này, sóng êm và xanh trong hơn. Còn phía tây kia, nhiều thắng cảnh du lịch cũng không kém phần hấp dẫn. Đến Bình Định cần cả lên rừng và xuống biển…
Để khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2022.
(HBĐT) - Là một trong những bản Mường có tiếng của vùng đất cổ Mường Bi, bản Mường Lũy Ải thuộc xã Phong Phú - xã đầu tiên về đích nông thôn mới (NTM) của huyện Tân Lạc. Nơi đây, những nét đẹp văn hóa được xem như điểm nhấn tạo diện mạo nông thôn đổi thay riêng có.
Mở đầu, bài viết nhắc tới Côn Đảo, nằm ngoài khơi tỉnh Vũng Tàu. Từng được gọi là "địa ngục trần gian” trong chiến tranh, song hiện Côn Đảo đã trở thành "thiên đường nghỉ dưỡng” với du khách trong nước và quốc tế với những rạn san hô, sinh vật biển đa dạng và những bãi biển cát trắng. Tiếp đến là di sản văn hóa thế giới vịnh Hạ Long.
Đây là kết quả bình chọn của tờ Insider - tờ báo điện tử về doanh nghiệp, người nổi tiếng và các tin tức tài chính và kinh doanh Mỹ.