(HBĐT) - Trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ. Theo đó, trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, hành động cụ thể để góp sức tạo "nền” cho du lịch vùng Tây Bắc cùng phát triển.
Đông đảo du khách đến thăm quan, chiêm bái tại đền Bờ - điểm du lịch tâm linh trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
Điểm nhấn trong chuỗi liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc là dòng sông Đà có chiều dài hàng trăm km chạy qua 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Đây là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách. Việc xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm để phát triển du lịch của mỗi tỉnh. Hiện nay, dọc tuyến sông Đà đã hình thành nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: đền Vua Lê Thái Tổ (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu), đền Nàng Han - đền Linh Sơn Thủy Từ (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), đền Thác Bờ (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)…
Riêng với Hòa Bình, nơi sở hữu hồ thủy điện có chiều dài 70 km với 47 đảo lớn, nhỏ trong khu vực lòng hồ, 36 đảo núi đất ven hồ có diện tích gần 160 ha đã được khai thác để phát triển du lịch từ nhiều năm qua. Các sản phẩm, loại hình du lịch từ khu vực hồ Hòa Bình được biết đến là: du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng. Những năm gần đây, khu vực hồ Hòa Bình đã hình thành những điểm du lịch khá nổi tiếng như: đền Bờ, đền Cô, đền Cậu, bia Vua Lê; nhiều đảo đã được đầu tư thành các khu du lịch hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng như: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió… thu hút đông đảo du khách gần xa. Với tiềm năng lớn đó, tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Đó là nền tảng, động lực để tỉnh tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch của tỉnh gắn với phát triển du lịch vùng Tây Bắc.
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: Thực hiện Chương trình mở rộng liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, những năm gần đây, tỉnh đã tích cực xây dựng, triển khai kế hoạch khảo sát đánh giá tiềm năng, thực trạng và liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình. Bắt đầu từ cuối năm 2017, Sở VH-TT&DL các tỉnh khu vực Tây Bắc đã triển khai chương trình khảo sát theo lộ trình từ thủy điện Lai Châu xuôi về hồ thủy điện Sơn La, kết thúc ở hồ Hòa Bình. Đầu tháng 11/2018, Tổng cục Du lịch và các tỉnh cùng hơn 70 doanh nghiệp lữ hành, cơ quan báo chí đã khảo sát sản phẩm du lịch các tuyến, điểm du lịch dọc sông Đà. Hiện nay, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kết nối xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Triển khai các hoạt động liên kết, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối xây dựng sản phẩm, thiết kế các tour, tuyến du lịch, đưa khách du lịch trong nước, quốc tế đến với khu du lịch hồ Hòa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Từ đầu năm đến nay, tỉnh tiếp tục phối hợp với các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng và đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà. Phối hợp với tỉnh Lào Cai tổ chức Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tây Bắc 2019” để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư, mời gọi khách du lịch đến với núi rừng Tây Bắc.
Theo kế hoạch, năm 2020, tỉnh Hòa Bình sẽ nhận cờ đăng cai tổ chức Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Cùng với việc chuẩn bị cho Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2019, tỉnh đã chuẩn bị những nền tảng cơ bản để đảm đương trọng trách: liên kết, phát triển du lịch vùng Tây Bắc mở rộng lên tầm cao mới. Thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư và du khách đến với Hòa Bình nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.
Lam Nguyệt
(HBĐT)-Những năm 80 của thế kỷ trước, bộ phim ca nhạc " Hát về đất nước” khiến giới trẻ phía Bắc rạo rực như được tiếp thêm một luồng sinh khí mới do nhạc nhẹ phía Nam đem lại. Trong phim có cảnh ca sĩ Nhã Phương, ngôi sao nhạc nhẹ đang nổi lúc đó cùng ban nhạc biểu diễn ngay trên bãi biển Vũng Tàu. Bãi biển đẹp với cát trắng, nắng vàng và giọng hát sôi nổi tha thiết đó làm bao người…muốn được đến với biển đẹp Vũng Tàu một lần trong đời. Câu hát của bài hát "Tình ca Vũng Tàu”(nhạc và lời Hoàng Vân) vẫn còn bay mãi bên bờ sóng: "Chiều chiều em đạp xe/Thả tóc dài Bến Đá…Bãi Trước và Bãi Sau/Mãi mãi là của nhau…”
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm chùa Non Nước, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội vào một ngày đầu đông. Không đông đúc, chen chân như những ngày đầu năm lễ hội, chùa Non Nước những ngày này thật bình yên. Không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử linh thiêng, hào hùng của dân tộc, chùa Non Nước còn là không gian thanh nhã giữa khung cảnh bao la, hùng vĩ của núi non trùng điệp và hồ nước xanh trong.
Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc.
(HBĐT)-Cũng từng có dự định đi Cát Bà(huyện đảo Cát Hải-Hải Phòng) từ nhiều năm trước. Nhưng vì ngại, vì những bức ảnh chụp cảnh từng đoàn người rồng rắn chờ qua phà trên "phây-búc”(thời trước khi có con đường mới). Mỗi ngày chỉ có 2 chuyến phà ra đảo Cát Bà và việc di chuyển bằng phà cũng mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Từ khi có cây cầu Lạch Huyện, các phương tiện ra đảo Cát Bà rút ngắn thời gian xuống còn 30 phút. Cây cầu đã "kéo” Cát Bà gần hơn với thành phố cảng, với du khách gần xa…Những ngày ngắn ngủi ở Cát Bà đã tạo nên trong lòng những dư vị thật tuyệt vời. Cát Bà…kỳ thú, chắc chắn sẽ còn cần phải trở lại…
(HBĐT)- Ngày 18/11, UBND tỉnh phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức khai trương Cổng Du lịch thông minh tỉnh Hòa Bình. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Tô Dũng Thái, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi có 5 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng) là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh gồm: đình Chiềng (xã Vĩnh Đồng), chùa Bôi (xã Nam Thượng). Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh: đình Lập (xã Lập Chiệng) và di tích cách mạng Bác Hồ về thăm Huyện ủy Kim Bôi (thị trấn Bo). Thời gian qua, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị di tích trên địa bàn.