(HBĐT) -Giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện cùng với thiên nhiên hài hòa, cảnh sắc tươi đẹp, huyện Lương Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch chất lượng cao. Đến với những điểm nghỉ dưỡng của Lương Sơn, du khách sẽ được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương, tự tay chế biến những món ăn yêu thích, trẻ nhỏ được trải nghiệm các trò chơi dân gian…
Dịch vụ matxa - spa giúp du khách thư giản, nghỉ dưỡng tạiđiểm du lịch - Trang trại Vịt Cổ xanh (xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên)
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Du lịch Lương Sơn những năm gần đây đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Năm 2019, huyện ước đón 160.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế 90.000 lượt, khách nội địa 70.000 lượt. Tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 450 tỷ đồng. Du lịch có đóng góp quan trọng cho sự phát triển KT-XH của địa phương. Thời gian qua, hạ tầng cơ sở phục vụ cho du lịch được đầu tư phát triển mạnh. Hiện, trên địa bàn huyện có 45 cơ sở lưu trú du lịch, gồm 6 khách sạn (1 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao), 39 nhà nghỉ. Những năm gần đây, điểm nhấn của du lịch Lương Sơn là các khu nghỉ dưỡng mới được xây dựng. Tiêu biểu như: điểm nghỉ dưỡng Sunset (Tân Vinh), điểm du lịch trang trại Vịt Cổ xanh, xóm Giếng Xạ (xã Cư Yên), điểm nghỉ dưỡng Beverly Hills (xã Cư Yên); trang viên Đồng Gội (xã Hòa Sơn)… Tại huyện có 2 điểm đến du lịch chất lượng cao được du khách trong nước và quốc tế yêu thích là sân golf Phượng Hoàng (xã Lâm Sơn) và dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng xóm Kẽm (xã Lâm Sơn).
Đến với những khu nghỉ dưỡng này, du khách sẽ được tham gia các hoạt động như: đạp xe, chạy marathon, thi đấu thể thao, chèo thuyền, câu cá và các trò chơi dân gian Pháp - Việt - Mường. Học sinh được tham dự các hoạt động dã ngoại cuối tuần tại điểm du lịch cộng đồng xóm Đồng Gội (xã Hòa Sơn). Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực độc đáo của đất Mường Hòa Bình như: cỗ lá, cơm đồ, thịt nướng, măng chua, rau rừng…
Chia sẻ về định hướng phát triển du lịch chất lượng cao trong thời gian tới, đồng chí Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Quan điểm của huyện là tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển du lịch. Tập trung mời gọi đầu tư các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống (ẩm thực, văn hóa văn nghệ). Kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của tỉnh. Đồng thời, định hướng cho các nhà đầu tư và người dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch, kết hợp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và việc làm cho người dân. Ưu tiên các dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh; các công trình vui chơi giải trí chất lượng cao.
Tiến Quân
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm chùa Non Nước, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội vào một ngày đầu đông. Không đông đúc, chen chân như những ngày đầu năm lễ hội, chùa Non Nước những ngày này thật bình yên. Không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử linh thiêng, hào hùng của dân tộc, chùa Non Nước còn là không gian thanh nhã giữa khung cảnh bao la, hùng vĩ của núi non trùng điệp và hồ nước xanh trong.
Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc.
(HBĐT)-Cũng từng có dự định đi Cát Bà(huyện đảo Cát Hải-Hải Phòng) từ nhiều năm trước. Nhưng vì ngại, vì những bức ảnh chụp cảnh từng đoàn người rồng rắn chờ qua phà trên "phây-búc”(thời trước khi có con đường mới). Mỗi ngày chỉ có 2 chuyến phà ra đảo Cát Bà và việc di chuyển bằng phà cũng mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Từ khi có cây cầu Lạch Huyện, các phương tiện ra đảo Cát Bà rút ngắn thời gian xuống còn 30 phút. Cây cầu đã "kéo” Cát Bà gần hơn với thành phố cảng, với du khách gần xa…Những ngày ngắn ngủi ở Cát Bà đã tạo nên trong lòng những dư vị thật tuyệt vời. Cát Bà…kỳ thú, chắc chắn sẽ còn cần phải trở lại…
(HBĐT)- Ngày 18/11, UBND tỉnh phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức khai trương Cổng Du lịch thông minh tỉnh Hòa Bình. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Tô Dũng Thái, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi có 5 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng) là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh gồm: đình Chiềng (xã Vĩnh Đồng), chùa Bôi (xã Nam Thượng). Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh: đình Lập (xã Lập Chiệng) và di tích cách mạng Bác Hồ về thăm Huyện ủy Kim Bôi (thị trấn Bo). Thời gian qua, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị di tích trên địa bàn.
Đã có rất nhiều tour du thuyền dọc các dòng sông ở Việt Nam, và hầu hết đều khá thành công. Nhưng đối với dòng sông Đà, đặc biệt là dọc theo lòng hồ, nơi có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt mỹ, dường như, tuyến du lịch trên sông lại chưa được du khách chú ý.