(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi có 5 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng) là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh gồm: đình Chiềng (xã Vĩnh Đồng), chùa Bôi (xã Nam Thượng). Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh: đình Lập (xã Lập Chiệng) và di tích cách mạng Bác Hồ về thăm Huyện ủy Kim Bôi (thị trấn Bo). Thời gian qua, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị di tích trên địa bàn.
Người dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có ý thức trách nhiệm trong việc tôn tạo, bảo quản khu mộ cổ Đống Thếch.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Kim Bôi luôn quan tâm tới công tác bảo tồn, quản lý di tích. Nhờ vậy, trên địa bàn không xảy ra hiện tượng di tích bị bỏ hoang. Huyện thành lập được Ban quản lý di tích cấp huyện. Tại tất cả các xã có di tích thành lập Ban quản lý di tích, trong đó, khu mộ cổ Đống Thếch có 1 người trông coi thường xuyên, được hưởng lương hàng tháng. Ban quản lý di tích cấp xã, cấp huyện đã làm tốt nhiệm vụ quản lý, tổ chức các nghi lễ diễn ra tại di tích. Ngoài ra, hàng năm, huyện rà soát, kiểm kê nhằm phát hiện những di tích xuống cấp để phối hợp với Sở VH-TT&DL có kế hoạch sửa chữa, tu bổ di tích. Huyện kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những đối tượng có hành vi lấn chiếm đất thuộc khu vực di tích.
Bên cạnh đó, huyện thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để trùng tu, tôn tạo di tích. Năm 2013 - 2014, huyện huy động được hơn 3 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục tường bao, đường vào nhà truyền thống khu mộ cổ Đống Thếch. Năm 2015, huyện thực hiện xây dựng khuôn viên đình Lập với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Công tác xã hội hóa, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, ngày công để tu sửa các di tích được huyện thực hiện thường xuyên, trở thành một cuộc vận động lớn của huyện.
Đồng chí Bùi Văn Bôi, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cho biết: Trên địa bàn xã có 1 di tích cấp quốc gia và 1 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, xã đã huy động toàn dân tham gia bảo vệ di tích. Vận động người dân đóng góp tiền, ngày công để tu sửa và bảo vệ di tích. Hàng tháng, người dân đến làm cỏ, dọn vệ sinh khu mộ cổ Đống Thếch. Hàng năm, xã xây dựng kế hoạch phối hợp với Phòng VH-TT huyện tổ chức lễ hội đình Chiềng, thu hút du khách tới thăm quan khu mộ cổ Đống Thếch.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn được cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi gắn với việc giữ gìn các lễ hội truyền thống để thu hút khách du lịch tới thăm quan, tìm hiểu giá trị di tích. Mỗi một di tích đều gắn với một truyền thuyết, một lễ hội truyền thống trên quê hương Mường Động. Tiêu biểu như lễ hội đình Chiềng (xã Vĩnh Đồng) thường được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức của 3 vị vua (vua cha, vua bà, vua con, tức hai vợ chồng vua Hùng và con trai của vua Hùng) và ông Đinh Công Chinh - thành hoàng làng. Đây là dịp để nhân dân Mường Động bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các vị vua, thần, cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc. Xuất phát từ tín ngưỡng truyền thống quan trọng này mà vào những ngày đầu năm mới, chỉ sau khi đã tổ chức lễ hội đình Chiềng thì nhà nhà, người người trong vùng Mường Động mới ra đồng cày cấy, chính thức bắt đầu một năm sản xuất với niềm tin mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Mỗi năm, lễ hội đình Chiềng thu hút hơn 10.000 lượt người tham dự.
Thu Thủy
Việt Nam vừa được Tạp chí du lịch danh tiếng Conde Nast Traveler xếp vào danh sách 20 quốc gia nên đến du ngoạn nhất trong năm 2020.
Với nụ cười nồng hậu, anh Đinh Văn Như thân thiện chào đón khách bằng câu tiếng Anh còn hơi gượng gạo, chưa trôi chảy: "Hello! Welcome to my homestay!”. Anh Như là chủ của Homestay A Lăng Như, mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng.
(HBĐT) - Với tiềm năng phát triển du lịch lớn, huyện Lạc Thủy chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch, phấn đấu đến năm 2025 đưa nơi đây trở thành khu du lịch quốc gia. Phát triển du lịch bền vững được đánh giá là bước phát triển, giúp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
Hạ tầng giao thông thuận tiện, hạ tầng du lịch ngày càng phát triển là những thành tố quan trọng để Cát Bà - một trong hai khu du lịch nổi tiếng của thành phố Cảng, thu hút khách du lịch cao cấp.
Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng.
(HBĐT) - Huyện Đông Anh đang phát huy truyền thống vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, địa linh nhân kiệt, đang có sự đổi thanh mạnh mẽ về diện mạo, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân. Huyện vươn lên trở thành vùng quê đáng sống của Thủ đô Hà Nội.