Ngày 18-2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Tân Sửu) theo thông lệ là ngày khai hội chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên để phòng, chống dịch Covid-19, năm nay chính quyền địa phương quyết định không tổ chức phiên chợ "mua may, bán rủi” nổi tiếng này. Cùng bối cảnh đó, lượng du khách đến Quần thể di tích Phủ Dầy cũng thưa vắng hẳn so thời điểm trước dịch.
Tuyến đường thường tổ chức chợ Viềng ở xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, Nam Định) không xuất hiện hàng, quán như mọi năm.
Đồng chí Đỗ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND huyện đã chủ động gửi văn bản đề xuất UBND tỉnh về việc không tổ chức lễ hội chợ Viềng Xuân năm 2021.
Ngày 22-1, UBND tỉnh Nam Định đồng ý với đề xuất này. Chiều cùng ngày, UBND huyện đã có thông báo đến tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đồng thời yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Hằng năm, lễ hội chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản) đón khoảng 250 nghìn đến 300 nghìn lượt khách, là phiên chợ chỉ tổ chức một lần duy nhất trong năm từ đêm ngày mùng 7 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch.
Đồng chí Đỗ Văn Kỳ cho biết, các xã, thị trấn là nơi họp chợ Viềng mọi năm (gồm thị trấn Gôi, xã Kim Thái và xã Trung Thành) đều chấp hành nghiêm chỉ đạo của UBND huyện về việc dừng tổ chức phiên chợ để phòng dịch.
Theo Chủ tịch UBND xã Kim Thái Trần Khắc Thiềng, với đặc thù là địa bàn có cả chợ Viềng lẫn Quần thể di tích Phủ Dầy, xã đã in hơn 500 pa-nô, áp-phích nhằm tăng cường tuyên truyền về công tác phòng dịch Covid-19 tại các đền, phủ, chùa, lăng.
Cùng với đó, xã thành lập 21 chốt kiểm soát tại các địa điểm diễn ra hoạt động lễ hội, tâm linh trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc xử lý hành vi bày bán hàng trái phép, tệ nạn xã hội và các vi phạm về phòng chống dịch như không đeo khẩu trang, tụ tập đông người…
Tại xã Kim Thái, tuyến đường nơi thường tổ chức chợ Viềng hoàn toàn không xuất hiện hàng, quán. Ở khu vực Phủ Tiên Hương thuộc Quần thể di tích Phủ Dầy, lượng khách thưa vắng hơn hẳn mọi năm.
Bà Trần Thị Kim Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương cho biết: Năm nay, khách đến Phủ phần lớn là người dân trong tỉnh, Phủ đã bố trí nhiều bàn sát khuẩn gồm nước rửa tay và khẩu trang y tế để phục vụ du khách đi lễ đầu năm.
Theo ghi nhận của phóng viên Nhân Dân điện tử, hầu hết du khách đến Phủ đều đeo khẩu trang, chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch.
(HBĐT) - Nhiều người ví vẻ đẹp hồ Hòa Bình tựa như "vịnh Hạ Long trên núi", có người lại cho rằng cảnh quan nơi này có nhiều nét tương đồng với hồ núi Cốc, điểm du lịch hấp dẫn gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công, chàng Cốc (Thái Nguyên). Thay vì mường tượng, ước ao, bạn hãy bỏ lại phía sau bao bộn bề cuộc sống, xách balo lên đường và đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp xao xuyến, đậm chất thơ và cũng rất hùng vĩ giữa mênh mông sóng nước sông Đà.
(HBĐT) - Kim Bôi - Mường Động là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình, mộng mơ, tươi đẹp, bản sắc văn hóa đậm đà, có nguồn nước được coi là vàng trắng với các khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người, được biết đến từ thời Pháp thuộc là tiềm năng lớn và riêng có để huyện phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái văn hóa. Gần đây, vùng đất này đang là địa bàn nghiên cứu, khảo sát, đề xuất đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn, dự kiến sẽ có những sản phẩm du lịch đẳng cấp, tạo bứt phá cho du lịch vùng đất "chén vàng”.
(HBĐT) - Khi những cánh hoa đào, hoa mận bung nở, đung đưa trong gió, cũng là lúc trên 90 hộ dân ở xóm du lịch cộng đồng - xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) rộn ràng đón Tết. Với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc, Tết này, xóm Ké trở thành điểm đến của nhiều du khách ưa khám phá trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Dù là huyện còn nhiều khó khăn, nhưng Đà Bắc đang sở hữu những lợi thế riêng có về thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, bản sắc văn hóa giàu bản sắc, nằm trong quy hoạch phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình, được xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Những năm gần đây, huyện đã có những giải pháp cụ thể hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các loại hình du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ), sinh thái, trải nghiệm đem lại hiệu quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân.
Theo đánh giá của chuyên trang về du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor, thủ đô duyên dáng của Việt Nam được đánh giá cao bởi những nét cổ kính truyền thống như khu phố cổ, các kiến trúc thuộc địa.
(HBĐT) - Là huyện miền xuôi của tỉnh có cảnh quan thiên thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đa dạng, phong phú, tiếp giáp với các vùng trọng điểm về du lịch như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội… là cơ hội rất lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nhiều năm qua, huyện Lạc Thủy đã thực hiện các giải pháp về quy hoạch, thu hút các nguồn lực đầu tư tham gia phát triển các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Đến nay, nhiều điểm, khu du lịch của huyện đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.