Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nguồn thu nhập chính của nhiều quốc gia, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực về vấn đề xã hội, mất di sản văn hóa, phụ thuộc kinh tế và suy thoái hệ sinh thái. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2030 xác định: Phát triển du lịch bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, việc phát triển du lịch bền vững ở tỉnh ta còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều cá nhân chưa nhận thức tốt về tầm quan trọng của phát triển du lịch. Trong đó có việc phát triển nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch. Một số tổ chức, cá nhân làm du lịch chưa có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực hoạt động du lịch, hạn chế trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách nước ngoài. Thiếu cơ chế đặc thù để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài về. Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh vừa thiếu, vừa yếu; tỷ lệ lao động trực tiếp được đào tạo chuyên ngành du lịch còn quá thấp, chưa đảm bảo cung cấp ra thị trường nguồn nhân lực có chất lượng cao. Công tác đào tạo nhân lực cho ngành du lịch mới chỉ dừng ở mức độ cơ bản, chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp, chưa đảm bảo cung cấp ra thị trường nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế.

Đại dịch Covid-19 đã khiến các cơ sở đào tạo phải chuyển đổi hình thức, phương pháp giảng dạy, đào tạo từ trực tiếp sang trực tuyến với cơ sở vật chất, trang thiết bị không đồng bộ, trình độ sử dụng công nghệ thông tin khác nhau; đồng thời, thiếu cơ sở thực hành, thiếu điều kiện học tập từ thực tiễn đã làm giảm chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa khai thác tối đa tiềm năng du lịch, đặc biệt là nguồn tài nguyên tự nhiên và nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Công tác xúc tiến đầu tư và tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, hình ảnh du lịch còn hạn chế...

Trao đổi về những giải pháp phát triển ngành du lịch bền vững của tỉnh, đồng chí Đoàn Thị Mỹ Duyên, Phó khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh cho biết: Cần nâng cao nhận thức của hệ thống cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển bền vững nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp đẩy mạnh các hoạt động du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trong phát triển du lịch, đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; kiến thức về quản lý điểm đến, quản lý tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy nổ, quản lý thị trường. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ. Tăng cường huy động, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch. Có chính sách thu hút các nhà đầu tư, tổ chức phi chính phủ… đầu tư hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô và các dự án về bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị văn hóa các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống. Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng, có sức cạnh tranh cao. Duy trì các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch sẵn có, tiếp tục triển khai  lựa chọn đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm, chương trình du lịch mới của địa phương. Chú trọng ứng dụng công nghệ, phương tiện truyền thông như truyền hình, internet, mạng xã hội và các ấn phẩm quảng bá du lịch, sản phẩm du lịch tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đối với khách du lịch gắn với  hình ảnh cảnh quan thiên nhiên, nét đẹp văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Cũng trao đổi về vấn đề phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình, thạc sĩ Trần Hồng Trang, Đại học Cần Thơ nhìn nhận: Cần huy động các nguồn lực phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông. Tăng cường hợp tác với các tổ chức kinh tế nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, phát triển liên tục các dự án du lịch nhằm tạo lợi ích cho phát triển kinh tế du lịch địa phương. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương để phù hợp với định hướng phát triển du lịch bền vững. Tăng cường đào tạo ngắn hạn đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng, kỹ năng, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ, định hướng phát triển du lịch dài hạn cho địa phương và phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong cải cách hành chính và quản lý doanh nghiệp, tận dụng tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá hình ảnh du lịch, đồng thời bảo tồn và quảng bá hoạt động du lịch, giá trị lịch sử, di sản văn hóa để cho du khách biết thêm về sản phẩm du lịch và thế mạnh đặc thù của địa phương. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư, du khách và người dân bản địa về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững...

Việt Lâm



Các tin khác


Thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Ngày 15/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững”. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo du lịch tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành; đại diện Hiệp hội Du lịch và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.   

Phát triển du lịch bền vững tại các đô thị

Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam có gần 900 đô thị với 5 thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp 70% GDP cả nước. Tại nhiều đô thị có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi trội, du lịch đã thật sự trở thành động lực đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Huyện Mai Châu tích cực chuẩn bị tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Thực hiện kế hoạch của tỉnh, các hoạt động Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023 sẽ được tổ chức tại bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Hiện nay, công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức sự kiện đang được gấp rút triển khai.

Thừa Thiên - Huế: Đón trên 3.000 khách du lịch tàu biển

Ngày 12/11, cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đón tàu biển quốc tế Celebrity Cruises với trên 3.000 khách đến tham quan các địa phương trong khu vực miền Trung như Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục