Tại xã Hiền Lương, Hội Du lịch huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2024, triển khai phương hướng hoạt động năm 2025.
Các thành viên Hội Du lịch huyện Đà Bắc thảo luận về các mục tiêu, phương hướng hoạt động năm 2025.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngay từ đầu năm 2024, Hội Du lịch huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển du lịch nhanh, bền vững. Theo đó, Hội đã chủ động phối hợp với các đơn vị nhằm hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Thường xuyên trao đổi thông tin qua các trang mạng xã hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kết nối với khách hàng, cập nhật các thông tin mới về du lịch Đà Bắc. Tổ chức kết nối, liên kết mạng lưới du lịch cộng đồng với nhiều địa phương. Đẩy mạnh quảng bá thu hút khách quốc tế cho loại hình du lịch cộng đồng.
Hiện, huyện Đà Bắc có 36 cơ sở kinh doanh, bao gồm các homestay, các khu du lịch, nhà nghỉ. Trong năm huyện đã đón trên 266 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó, khách nội địa trên 257 nghìn lượt, khách quốc tế trên 8 nghìn lượt. Doanh thu từ du lịch ước đạt trên 114 tỷ đồng.
Năm 2025, Hội Du lịch huyện Đà Bắc đặt mục tiêu đón 280 nghìn lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế phấn đấu đón 10 nghìn lượt, khách nội địa 270 nghìn lượt. Doanh thu từ du lịch phấn đấu đạt 120 tỷ đồng trở lên.
Thế Anh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc)
Hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia (Mai Châu) khai thác hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tương đối hiệu quả. Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững, dựa vào tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống. Mô hình ngày càng được nhân rộng, tạo chuyển biến về nhận thức, góp phần vào những đổi thay tiến bộ trong đời sống của người dân.
Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên hoang sơ, cộng đồng người Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) còn lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như: nhà ở, trang phục, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt… Từ sau khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ), những nét văn hóa truyền thống của đồng bào càng được bảo tồn, phát huy.
Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Không chỉ hướng đến vùng nông thôn ngoại thành mà ở các đô thị - nơi chịu nhiều "sức ép” về dân số, môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế du lịch theo định hướng xanh lại càng cần được quan tâm.
Từ ngày 28 - 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình khảo sát lựa chọn xây dựng sản phẩm, tour du lịch mới, đặc trưng và quảng bá xúc tiến du lịch cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Cao Phong.
Là bản người Thái đầu tiên của tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được du khách biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Theo đó, ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình sửa chữa nhà cửa, phát triển thêm sản phẩm kinh doanh du lịch, điều đó khiến bản Lác như một bức tranh đa sắc màu.