(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND, ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh về triển khai "Tháng hành động về an toàn giao thông (ATGT) - tháng 9/2018 trên địa bàn tỉnh”, ngay từ cuối tháng 8, các ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã ráo riết triển khai các giải pháp để đảm bảo TTATGT trên địa bàn.


Nhiều học sinh điều khiển xe máy, xe đạp điện không chấp hành nghiêm túc pháp luật về an toàn giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng tai nạn giao thông. ảnh: Giờ tan trường của học sinh trường THPT Đại Đồng (Lạc Sơn) trên đường 12B.

Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Nguyễn Văn Hải cho biết: "Tháng hành động về ATGT triển khai thực hiện vào đúng thời điểm nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học 2018 - 2019, số lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến. Theo đó, Phòng CSGT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua duy trì bản tin về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Trong đó tập trung tuyên truyền Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tổ chức 4 buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại xóm Đồng Sông (Dân Hạ - Kỳ Sơn), các trường THPT Công nghiệp Hòa Bình, THCS Hữu Nghị, THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình), khoảng 1.400 người tham dự và tặng 50 mũ bảo hiểm cho các gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, các lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự, Công an các huyện tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các lỗi có nguy cơ gây tai nạn giao thông (TNGT) cao như chở quá số người quy định, lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chạy quá tốc độ, chạy sai làn đường, chở quá tải trọng phương tiện…

Cùng với hoạt động của lực lượng công an, Ban ATGT tỉnh đã tổ chức tuyên truyền pháp luật về TTATGT, kỹ năng lái xe an toàn, kỹ năng tuyên truyền cho CB,CS Bộ CHQS tỉnh, giáo viên và học sinh huyện Đà bắc với trên 500 người tham gia. Tổ chức tuyên truyền, phát tài liệu về TTATGT đường thủy nội địa, cho doanh nghiệp, chủ phương tiện, lái tầu tại Cảng Thung Nai (Cao Phong) với 200 người tham dự. Sở GTVT tăng cường tuần tra, kiểm soát tải trọng xe trên tất các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy định về quản lý vận tải, phương tiện, người lái. Đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đối với các tuyến đường trên địa bàn. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học 2018-2019, các ngành, các địa phương đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để đảm bảo TTATGT trên các tuyến và địa bàn trọng điểm, nhất là khu vực các trường học trong tỉnh.

Mặc dù đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ra quân đồng bộ, quyết liệt nhưng trong Tháng hành động về ATGT” trên toàn tỉnh đã tăng cả ba tiêu chí so với tháng 8/2018. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ TNGT, làm chết 6 người, bị thương 7 người, tăng 3 vụ, tăng 1 người chết và tăng 3 người bị thương so với tháng 8/2018. Trong đó, va chạm giao thông xảy ra 3 vụ, làm 3 người bị thương; TNGT ít nghiêm trọng xảy ra 3 vụ, làm 4 người bị thương, TNGT nghiêm trọng xảy ra 4 vụ, làm 4 người chết và TNGT rất nghiêm trọng xảy ra 1 vụ làm 2 người chết. Theo đó, so với 9 tháng năm 2017, số vụ, số người chết và bị thương do TNGT cũng không mấy khả quan. Cụ thể, toàn tỉnh xảy ra 67 vụ, làm chết 53 người và bị thương 53 người, so với cùng kỳ năm trước giảm 2 vụ, nhưng tăng 4 người chết và 5 người bị thương.

Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Nguyễn Văn Hải cho rằng, nguyên nhân các vụ TNGT chủ yếu do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành các quy định về TTATGT. Không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, qua tuần tra, kiểm soát, trong tháng 9, các lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 1.054 trường hợp, phạt tiền 845 trường hợp với số tiền 878.688.000 đồng, tạm giữ 197 phương tiện vi phạm các loại, tước giấy phép lái xe có thời hạn 92 trường hợp. Kết quả đó cho thấy, các lực lượng chức năng rất kiên quyết khi phát hiện và xử lý sai phạm. Qua thống kê, phân tích từ các vụ TNGT trong 9 tháng qua, chúng tôi đánh giá số vụ TNGT do nam giới gây ra chiếm 95,53%; độ tuổi gây ra tai nạn nhiều nhất từ 27 - 55 tuổi, chiếm 61,19%; thời gian xảy ra TNGT nhiều nhất là từ 12 - 18 giờ, chiếm 32,84%; phương tiện gây ra tai nạn nhiều nhất là ô tô, chiếm 62,69%.

Trong thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình mất an toàn giao thông có chiều hướng gia tăng. Thường xuyên phải chở bệnh nhân bị TNGT đi cấp cứu tại các bệnh viện tuyến T.ư, nhất là Bệnh viện Việt - Đức, anh Phạm Văn Hoàn, lái xe 115 cho biết: Tôi đã chở rất nhiều người bị TNGT do uống quá nhiều rượu, bia nên không làm chủ được thần kinh và không làm chủ được tốc độ. Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp do chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, đi không đúng phần đường, không chấp hành nghiêm túc đèn tín hiệu giao thông, thậm chí có trường hợp ngủ gật dẫn đến TNGT. Trong đó, nhiều trường hợp bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.

ông Lê Hoài Nam, cán bộ hưu trí ở phường Hữu Nghị cho rằng: Một trong những nguyên nhân là do hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của các loại phương tiện tham gia giao thông, nhất là ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy điện… Chưa kể số lượng xe các tỉnh, thành phố khác đi qua tỉnh ta và chưa sang tên, đổi chủ, tôi được biết tỉnh ta hiện quản lý trên 18.300 ô tô, gần 379.150 xe mô tô, xe gắn máy và trên 13.130 xe máy điện… Dù chưa đến mức ùn tắc giao thông, nhưng vào giờ cao điểm, ở TP Hòa Bình và trung tâm các huyện việc đi lại đã khá khó khăn. Đó là chưa kể đến những "điểm đen” như dốc Cun, đèo Thung Khe (Tân Lạc - Mai Châu), nút giao thông khu vực cầu Đồng Tiến (TP Hòa Bình) chậm được khắc phục. Đặc biệt, các em học sinh vào giờ đến lớp và giờ tan trường đi xe đạp, xe máy điện dàn hàng 3, hàng 4, không ít em ngang nhiên đi vào đường 1 chiều, không sử dụng còi, xi nhan khi vượt hoặc chuyển hướng cũng là nguyên nhân dẫn đến va quyệt và TNGT.

ông Bùi Văn Hải ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) lại cho rằng: Quản lý đô thị, quản lý hành lang an toàn giao thông yếu kém là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông và TNGT. Trong thực tế, ở TP Hòa Bình và các huyện trong tỉnh, trên các tuyến quốc lộ hay đường tỉnh, đường huyện đều diễn ra tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT để họp chợ. Thực trạng này vừa gây mất ATGT, ùn tắc giao thông, vừa ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố.

Thực trạng trên cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT chủ yếu do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành các quy định về TTATGT. Thực trạng đó đang rất cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương để cải thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông; tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông để "ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”.

 

Đức Phượng

 

Kiểm soát chặt "đầu vào” tuyển sinh học lái xe

Những năm gần đây, người dân học lái xe ô tô rất phổ biến. Nhưng trong thực tế, tiêu chuẩn để được học và cấp giấy phép lái xe dường như bị buông lỏng. Không ít trường hợp người có nhu cầu học lái xe chỉ cần nộp tiền là có đầy đủ hồ sơ, thủ tục, giấy tờ, trong đó có cả giấy khám sức khỏe mà không phải đến bất cứ cơ sở y tế nào.

Bên cạnh đó, quy định về khám sức khỏe định kỳ cho lái xe ô tô đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thật sự chặt chẽ, nghiêm túc. Chúng tôi thấy một số người nghiện ma túy nhưng vẫn là lái xe ô tô ở các doanh nghiệp, hợp tác xã. Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng tôi đề nghị các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ đầu vào trong quá trình tuyển sinh học lái xe, nhất là về tiêu chuẩn sức khỏe. Quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với lái xe cần thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng để kiên quyết loại trừ những người nghiện ma túy điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông.

Nguyễn Văn Quý

(Xã Trường Sơn - Lương Sơn)

 

Xử lý nghiêm vi phạm sai phạm về trật tự an toàn giao thông

Vào dịp đầu năm học, chúng tôi thấy các trường học đều tổ chức ký cam kết với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Giấy, mực tốn không ít, nhưng hiệu quả đạt được không như mong muốn. Trong thực tế, nhiều bậc phụ huynh đưa đón con em mình nhưng vẫn chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm cho con em khi ngồi trên mô tô, xe máy, thậm chí có trường hợp thiếu gương mẫu với con trẻ khi qua khu vực đường giao nhau nhưng không chấp hành nghiêm túc tín hiệu đèn giao thông.

Nhiều học sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đến trường và giờ tan trường đi dàn hàng ngang 3 - 4 gây cản trở giao thông. Không ít em còn lạng lách, đánh võng đi không đúng phần đường, làn đường…Thực trạng đó cho thấy, để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT không chỉ đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, dừng lại ở việc tổ chức ký cam kết mà cần xử lý nghiêm khi phát hiện những trường hợp sai phạm. Đặc biệt, sau khi xử phạt vi phạm hành chính đối với học sinh vi phạm, các cơ quan chức năng cần thông báo cho các trường để đánh vào hạnh kiểm thi đua, có như vậy mới hy vọng những "Cổng trường an toàn giao thông” mới thực sự đi vào cuộc sống.

Lê Thị Kim

(Xã Bình Thanh- Cao Phong)

 

Quản lý chặt chẽ hành lang an toàn giao thông và xe tự chế

Xây dựng lều quán bán hàng, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hàng lang an toàn giao thông diễn ra rất phổ biến trên địa bàn tỉnh, nhất là thành phố Hòa Bình, các huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc. Thực trạng đó không chỉ gây cản trở, ùn tắc giao thông và còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Một trong những nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông là hoạt động của xe tự chế, nhất là xe đầu ngang, xe 3 bánh. Đương nhiên loại xe này không đăng ký, đăng kiểm, không biển kiểm soát và người điều khiển không có giấy phép lái xe nhưng trong thực tế vẫn ngang nhiên hoạt động ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Bên cạnh đó, ở một số huyện vẫn còn xe "Quá đát”, không được phép lưu hành nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, nhất là ở các điểm khai thác khoáng sản và các xã vùng sâu, vùng xa, thậm chí có trường hợp sử dụng loại xe này để đưa - đón học sinh.

Những loại phương tiện này, liệu ai dám khẳng định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Trần Quang Đức

(Phường Tân Hòa- TP Hòa Bình)


 

Các tin khác


Đưa kiến thức pháp luật đến người lao động trong doanh nghiệp

(HBĐT) - Để người lao động (NLĐ) không vi phạm pháp luật và tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì trước tiên NLĐ phải được trang bị, hiểu biết về pháp luật và các quy định liên quan. Do đó, Công đoàn tỉnh xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng. Hàng năm, các cấp Công đoàn trong tỉnh chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức tuyên truyền giúp NLĐ dễ tiếp cận thông tin, nắm vững kiến thức. 

Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục