(HBĐT) - Nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo nguồn nhân lực phát triển KT-XH là một trong những mục tiêu hàng đầu của tỉnh. Những năm qua, các cấp, các ngành đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số thành nội dung trọng tâm. Tỉnh ta đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng dân số, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa từng huyện nhằm làm chuyển biến về nhận thức, tâm lý, tập quán trong toàn xã hội.


Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi luôn được tỉnh ta quan tâm. ảnh chụp tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn.

Những kết quả đạt được

Nâng cao chất lượng dân số phải bắt đầu bằng những can thiệp nhằm đảm bảo đứa trẻ ra đời hoàn toàn khỏe mạnh, thông minh, có đủ điều kiện phát triển về thể chất và trí tuệ. Trong thời gian qua, tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sơ sinh so với kế hoach luôn đạt 100%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động của 630 câu lạc bộ tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh với hình thức sinh hoạt riêng và lồng ghép. 8 tháng năm nay, tổng số ca thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh là 427 ca, tương ứng với số thai phụ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại các đơn vị triển khai là 427 thai phụ. Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh ký hợp đồng trách nhiệm với 6 Trung tâm Y tế triển khai thực hiện các hoạt động sàng lọc sơ sinh năm 2018. Tổng số ca thực hiện là 620 mẫu, tương ứng với số trẻ được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại các đơn vị triển khai là 620 trẻ, đạt 50%.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được tỉnh ta quan tâm. Hoạt động tuyên truyền, triển khai Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn được các cấp, các ngành thực hiện lồng ghép bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, nói chuyện chuyên đề nhân Ngày người cao tuổi Việt Nam. Hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh đều phối hợp cùng Hội Người cao tuổi cùng cấp chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi theo Thông tư số 35, ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế. Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố sắp xếp khám bệnh và ưu tiên khám bệnh cho người bệnh từ 75 tuổi trở lên. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 6.320 lượt người cao tuổi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Số người cao tuổi được khám định kỳ là 328 lượt; số người lập hồ sơ theo dõi các bệnh mãn tính tại trạm y tế xã, thị trấn là 313 người. Trạm y tế xã, thị trấn phối hợp với Hội Người cao tuổi cùng cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Theo đánh giá của Chi Cục DS/KHHGĐ tỉnh: Kết quả đạt được trong lĩnh vực dân số đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, chưa ổn định, công tác dân số của tỉnh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức phát sinh từ thực tế. Năm 2017, tỷ số giới tính khi sinh còn ở mức cao (115,1 nam/100 nữ); tảo hôn 399 trường hợp; bệnh Thalasemia vẫn cao; sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ trung bình của tỉnh ta 72,4 tuổi, thấp hơn so với tuổi thọ bình quân cả nước là 73,5 tuổi.

Mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Để giảm được tỷ lệ khuyết tật, dị tật bẩm sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số, Nghị quyết số 21 - NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành T.ư Đảng khóa XII đề ra: Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân. Từ đó, tỉnh ta luôn xác định giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển KT-XH.

Đồng chí Bùi Thị Vân, Phó Chi cục trưởng Chi Cục DS/KHHGĐ tỉnh cho biết: Tỉnh ta phấn đấu đến năm 2030, duy trì số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dưới 2,1 con; Giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên dưới 7%; quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 936 nghìn người; tỷ số giới tính khi sinh 107 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; 90% cặp kết hôn được xét nghiệm gen bệnh tan máu bẩm sinh và tư vấn phòng bệnh; 70% phụ nữ mang thai và 90% trẻ sơ sinh được sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh các bệnh bẩm sinh; tuổi thọ bình quân đạt mức trung bình cả nước là 75 tuổi, trong đó, thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 95% người cao tuổi được cung cấp kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe; 100% người cao tuổi có thẻ BHYT; chiều cao người 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. 100% dân số của tỉnh được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn tỉnh. Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, công tác dân số tỉnh ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân số trong tình hình mới. Cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình hành động số 21 - CTr/TU và kế hoạch lồng ghép trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết số 21 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành T.ư Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về chính sách dân số. Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh. Nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Vận động và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền.

Thứ ba, thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số. Tỉnh ta cần phải nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025 nhằm phấn đấu giảm tỉ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số này trở về mức cân bằng tự nhiên.

Thứ tư, Sở Y tế phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số. Ngành Dân số cần phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Phát huy vai trò của mạng lưới y tế tư nhân nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận các dịch vụ về dân số. Tăng cường triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ - TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể hóa hoạt động của các dự án nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản, tăng tuổi thọ bình quân người dân trên địa bàn tỉnh đạt 75 tuổi vào năm 2030.

Thứ năm, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số. ngành y tế tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số. Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, đáp ứng yêu cầu chuyển trọng tâm từ DS/KHHGĐ sang dân số và phát triển.

Thu Thủy

Nhóm ý kiến: 

Đảm bảo cho mỗi trẻ sinh ra được khỏe mạnh

Để thực hiện được mục tiêu của Chương trình hành động số 21 - CTr/TU ngày 24/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đến năm 2030 là 90% cặp vợ chồng kết hôn được xét nghiệm gen bệnh tan máu bẩm sinh và tư vấn phòng bệnh cho thế hệ sau; 90% nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; 70% phụ nữ mang thai, 90% trẻ sơ sinh được sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Ngành Dân số cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao hiểu biết về ý nghĩa của việc khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh từ đó có ý thức tự giác tới các dịch vụ y tế để kiểm tra sức khỏe phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh. Xây dựng kế hoạch đồng bộ các hoạt động để tổ chức triển khai thực hiện can thiệp giảm mắc bệnh tan máu bẩm sinh giai đoạn tới. Thực hiện kế hoạch xã hội hóa sàng lọc trước sinh, sơ sinh để mở rộng địa bàn trong toàn tỉnh giúp người dân dễ tiếp cận với các dịch vụ y tế góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nguyễn Thị Minh Phương
Chi Cục trưởng Chi Cục DS/KHHGĐ tỉnh


Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao chất lượng dân số

Huyện Mai Châu xác định nội dung tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay chuyển trọng tâm chính từ DS/KHHGĐ sang dân số và phát triển với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Sau khi xác định được nội dung tuyên truyền, BCĐ dân số huyện Mai Châu đã chỉ đạo Ban dân số các xã, thị trấn và cộng tác viên dân số thôn, bản tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền được đa dạng dưới nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương như tuyên truyền nhóm, tuyên truyền theo từng đối tượng, qua hệ thống loa, đài, các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Huyện có tỷ lệ tảo hôn cao nhất tỉnh tại 2 xã người Mông Hang Kia và Pà Cò. Từ đó, Trung tâm Dân số/KHHGĐ huyện Mai Châu đã phối hợp với Phòng tư pháp huyện đến từng thôn, bản tuyên truyền về Pháp lệnh dân số, phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Công tác truyền thông tập trung vào đối tượng là các nam, nữ chưa đến tuổi kết hôn. Tuyên truyền thông qua các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng.
Hà Thị Dậu
Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mai Châu


Cần quan tâm hơn đến sức khỏe người cao tuổi

Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn xã Lạc Thịnh còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận người cao tuổi chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, chưa tự giác đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Đa số người cao tuổi chỉ khi thấy sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh mới đi kiểm tra sức khỏe từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tuổi thọ của người cao tuổi trên địa bàn xã Lạc Thịnh.

Để nâng cao sức khỏe người cao tuổi, chính quyền xã Lạc Thịnh cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để hỗ trợ người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã; phổ biến các chính sách của BHYT trong khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc. Trạm y tế xã tăng cường công tác phối hợp với Hội Người cao tuổi để phổ biến kiến thức về rèn luyện cơ thể tăng cường sức khỏe và phòng bệnh ở người cao tuổi. Trạm y tế xã cần tăng cường hơn nữa việc cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế được.

Bùi Thị Ánh
Cán bộ y tế xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục