(HBĐT) - Những năm qua, thiên tai, mưa lũ ngày càng diễn biến cực đoan, không theo quy luật với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra, gây tổn thất hết sức nặng nề cho sản xuất và đời sống người dân.


Để chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm nay, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, đề điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn. Trong đó chỉ đạo các ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ động triển khai các biện pháp PCTT&TKCN theo phương châm " 4 tại chỗ” sát thực tế, đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; tiếp tục nâng cao ý thức tự phòng, tránh thiên tai, mưa lũ, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại, nhất là về người. 

Thiên tai gây hậu quả nặng nề

Những năm gần đây, thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong2 năm 2017 và2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như rét đậm, rét hại, nắng nóng diện rộng, mưa lớn, giông lốc, lũ ống, lũ quét. Ước thiệt hại do thiên tai gây ra từ 1-1,5% GDP của tỉnh. Đợt mưa lũ lịch sửtháng 10/2017đã khiến hàng chục hộ mất người thân. Hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng, mất nhàcửa,ruộng vườn phải di chuyển tránh sụt đất, đá lở, đá lăn. Hàng trăm hộ sống trong cảnh tạm bợ thiếu thốn. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục bị phá hủy nghiêm trọng, nhiều khu vực bị cô lập, tiếp cận khó khăn. Hầu hết diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, gần 1 vạn ha lúa, hoa màu bị thiệt hại hoàn toàn.Tổng thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng vàvẫn đang phải khắc phục.

Đợt mưa lớn liên tiếp trên diện rộng kéo dài khoảng nửa tháng (tháng 7-8/2018)gây thiệt hại cho tỉnhước tính lên gần 1.434 tỷ đồng với 1.928 nhà bị hư hỏng; gần 4.000 ha lúa, hoa màu, cây trồng bị ảnh hưởng; các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa... bị tàn phá. Các tuyến tỉnh lộ bị phá hoại, bong bật, sạt lở ách tắc, nhiều công trìnhhư hỏng hoàn toàn, nhiều vị trí đứt đường, ngập úng, trượt sạt chưa thể lưu thông, tiếp cận khó khăn. Các hồ chứađều trong trình trạng phải xả tràn.


Khu tái định cư Bưa Cốc, xã Suối Nánh (Đà Bắc) đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm an toàn cho 66 hộ dân trên địa bàn.

Mưa lớn cũng làm phát sinh hàng trăm điểm trượt sạt, nguy cơ cao trượt sạt ở tất các các địa phương. Nếu như tình trạng trượt sạt diễn ra ở các huyện vùng cao, thì lần đầu tiên đã phát sinh ở khu vực hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, đặc biệt xuất hiện trượt sạt khiến 33 hộ dân tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) phải di dời; đường tỉnh 445, khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) bị lún, nứt kéo dài hàng trăm mét, nguy cơ mất đường... Tình trạng sạt lở nghiêm trọng diễn ra ở hầu hết các địa phương. Hàng trăm hộ ở xã Mường Tuổng, Suối Nánh (Đà Bắc) đứng trước nguy cơ sạt lở cao cần di chuyển. Mấy chục hộ dân xã Tuân Đạo(Lạc Sơn) cũng phải di dời khẩn cấp tránh trượt, sạt...

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tại các khu vực vùng cao của tỉnh đều đứng trước nguy cơ trượt, sạt cao. Trên địa bàn tỉnh có 478 điểm nguy cơ thiên tai cao với 6.366 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai... Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và hoàn thành 13 khu tái định cư (TĐC) cấp bách để bố trí TĐC cho 488 hộ vùng nguy cơ cao thiên tai ởTP Hòa Bình, các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi và Tân Lạc. Các địa phương đã chủ động triển khai các khu TĐC để di dời người dân ra khỏi vùng trượt, sạt nguy hiểm.

Khắc phục hạn chế trong phương án, kịch bản ứng phó thiên tai

Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp PCTT&TKCN, tỉnh ta đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người (năm 2018 có2 người chết, đồng thời chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân). Dù vậy, UBND tỉnh thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong công tác PCTT&TKCN năm 2018. Trong đó nhấn mạnh:Phương án ứng phó thiên tai chưa sát với thực tế. Kế hoạch PCTT của các ngành, địa phương còn mang tính chung chung, khó triển khai. Các kịch bản đặt ramang nhiều tính lý thuyết, chưa dự báo được các sự cố thiên tai xảy ra dẫn đến việc ứng phó với sự cố thiên tai còn nhiều lúng túng. Công tác dự báo, cảnh báo sớm còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới dự báo được mưa và lũ trên các sông chính, chưa thực hiện dự báo về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Chưa có các hình thức thông tin phù hợp đối với khu vực vùng cao, vùng sâu, đặc biệt là các khu vực dân cư sinh sống chủ yếu làm nương rẫy, du canh, du cư; do địa hình chia cắt, thông tin liên lạc không thông suốt, người dân tiếp cận thông tin mưa lũ rất khó khăn.


UBND huyện Kỳ Sơn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình khắc phục hậu quả thiên tai năm 2018 trên địa bàn xã Hợp Thành.

Lực lượng cán bộ làm công tác PCTT, nhất là ở cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm.Cán bộ trong Ban chỉ huyPCTT&TKCN các cấp liên tục thay đổi nên ít kinh nghiệm tham mưu triển khai, chỉ đạo PCTT. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ chỉ huy, điều hành cũng như phục vụ công tác ứng phó thiên tai còn thô sơ, không được bảo dưỡng sử dụng, khi cần thiết không vận hành được khiến công tác ứng cứu sự cố thiên tai không đáp ứng yêu cầu. Khi thiên tai xảy ra, việc tiếp cận địa bàn chậm do tắc đường, thông tin liên lạc bị gián đoạn, không thông suốt và thiếu thông tin dự phòng, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, khắc phục các sự cố thiên tai. Một số địa phương chưa đánh giá hết mức độ nguy hiểm của thiên tai, chưa kiên quyết trong di dời, cưỡng chế người dân khi xảy ra mưa lũ lớn. Còn có nơiđể người dân tham gia các hoạt động giao thông, đánh bắt thủy sản tại vùng, khu vực nguy hiểm… Ban chỉ huyPCTT&TKCN tỉnh đã nghiêm túc rút kinh nghiệm để chỉ đạo triển khai công tác PCTT&TKCN , ứng phó với thiên tai năm nay.

Chủ động triển khai phương án PCTT&TKCN sát thực tế

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số03/CT-UBND tỉnh ngày 22/1/2019 về "tăng cường PCTT&TKCN, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, đề điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn”. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng cácban, ngành, tổ chức, chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, kế hoạch của UBND tỉnh, chủ động triển khai các biện pháp PCTT&TKCN theo phương châm " 4 tại chỗ” sát thực tế, đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong chỉ đạo triển khai, khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ khi có tình huống, sự cố xảy ra, sớm ổn định sản xuất và đời sống người dân, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, nhất là về người.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện rà soát, xác định chính xác, cụ thể khu vực, vùng nguy cơ xảy ra thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở, ngập úng, đánh giá mức độ an toàn các hồ chứa, xây dựng phương án, kịchbản ứng phó cho từng khu vực công trình, chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền, UBND tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở, các điểm TĐC mới, lập phương án theo dõi cảnh báo thiên tai, phương án sơ tán và chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động PCTTđể chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương các hậu quả khi có mưa lũ xảy ra. Tại các khu vực có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, đá ở ven sông, suối, ven đồi phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên cảnh báo cho nhân dân chủ động phòng tránh. Kiên quyết di chuyển dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống cấp bách.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không chỉ đạo xử lý dứt điểm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng, xây dựng các loại công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và ở bãi sông, hoàn trả hiện trạng trước ngày 15/5/2019. Các địa phương lập phương án và triển khai phương án chống hạn để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khẩn trương hoàn thành tu bổ, củng cố các tuyến đê, đập, hồ chứa, phát hiện và xử lý hư hỏng, ẩn họa; hoàn thành thi công các công trình hạng mục vượt lũ trước lũ tiểu mãn. Kiểm tra và xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai.Triển khai các phương án PCTT ra thực địa, đặc biệt tại các điểm sạt lở đất, nguy cơ sạt lở đất, các công trình hồ, đập, công trình đang thi công có nguy cơ mất an toàn. Chính quyền cấp xã, thôn bản cử các lực lượng xung kích thường xuyên kiểm tra, giám sát, di dời, hỗ trợ di dời người dân đến nơi an toàn. Rà soát kiểm tra công trình, nhà cửa, các phòng học, trường học chưa được kiên cố không bảo đảm an toàn, có phương án chằng chống;di chuyển học sinh, người dân khi có tình huống thiên tai xảy ra, nhất là khi có giông lốc, bão mạnh;triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho người dân tham gia giao thông bằng thuyền trên hồ Hòa Bình và qua các sông, suối, các vị trí thường xảy ra ngập úng, lũ quét…

UBND tỉnh cũng chỉ đạo lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; tổ chức thực hiện Kế hoạch "Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020” và " Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng” trên địa bàn đã được phê duyệtnhằm nâng cao năng lực, chủ động PCTT, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản, phát triển KT - XH bền vững.






" 4 tại chỗ” trong phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai

Nếu như hiện tượng giông lốc, mưa đá thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 hằng năm thì ngay từ đầu năm nay, tại một số tỉnh đã xuất hiện giông lốc, mưa đá, sạt lở; nguy cơ cháy rừng ở một số huyện đã ở cấp cấp IV... Điều này cho thấy diễn biến thời tiết, thiên tai diễn biến cực đoan và trái quy luật với mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, khó lường. Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị: Các huyện, thành phố bám sát và thực hiện nghiêm các kế hoạch, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về PCTT, nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động xây dựng và triển khai phương án PCTT&TKCN;rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án PCTT, phương án ứng phó với sự cố thiên tai. Các phương án phải cụ thể, sát với thực tế theo phương châm " 4 tại chỗ”, lấy phòng ngừa là chính, đặc biệt chú trọng công tác phối hợp, phân công rõ trách nhiệm trong chỉ đạo, xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai. 

Đồng thời với chỉ đạo sản xuất, các địa phương cần khẩn trương phối hợp rà soát các khu vực nguy cơ trượt sạt lở núi, đất, đá, lũ ống, lũ quét, khu vực nguy cơ ngập lụt, tổ chức ứng trực cảnh báo, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, không cho người và phương tiện giao thông tại những khu vực nguy hiểm khi lũ lớn, trượt, sạt, lở núi,đồi.

Trần Văn Tiệp

Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban chỉ huyPCTT&TKCN tỉnh



Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ

Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm km đường giao thông các loại, chủ yếu phân bố ở những địa hình phức tạp, núi cao, độ dốc lớn, nhiều nơi địa chất không ổn định, hàng năm thường xảy ra sạt lở, ngập úng gây ắch tắc giao thông. Sở GTVT đã sớm hoàn thiện phương án của sở, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc triển khai phương án bảo đảm giao thông nhằm kịp thời khắc phục nhanh nhất những sự cố, ắch tắc, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

Sở GTVT đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra, đến nay đã hoàn thành khắc phục thiệt hại do lũ bão, bảo đảm giao thông bước một trên phạm vi toàn tỉnh như đường 433, 450, 432, tuyến đường các xã đặc biệt khó khăn, đường 445 - Kỳ Sơn, bảo đảm giao thông cho nhan dân. Sở đang triển khai khắc phục bước haicác tuyến đường, công trình giao thông bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ tháng 7/2018, dự kiến giữa năm 2019 sẽ hoàn thành.

Sở GTVT đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, tổ chức quản lý, bảo trì, sửa chữa, gia cường các vị trí xung yếu, các tuyến đường được giao phân cấp, phối hợp xử lý nghiêm các vi phạm hành lang, công trình giao thông; có phương án cảnh báo, ứng trực tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực ngầm tràn, không cho người và phương tiện giao thông qua các ngầm tràn khi có mưa lũ lớn, nước siết…

Vũ Ngọc Sơn

Phó Giám đốc Sở GTVT



Mong được xây dựng khu tái định cư

Suối Nánh là xã khó khăn bậc nhất của huyện Đà Bắc, thường xuyên bị cô lập trong mùa mưa lũ, thường trực lũ ống, lũ quét, trượt, sạt đất, đá. Diện tích lớn, đồi, núi rộng, độ dốc lớn tới 50-60%, không có mặt bằng nên người dân phải bám đồi, núi làm nhà sinh sống. Xã có 5 xóm gồm: Cơi 1, 2, 3; Bưa Xen, Duốc với 328 hộ dân.Trong 2 năm qua có tới ½ số hộ nằm trong khu vực trượt, sạt, lở núi, lũ ống, lũ quét. Năm 2018, Nhà nước đã xây dựng khu TĐC Bưa Cốc bảo đảm chỗ ở mới an toàn cho 66 hộ dân. Tuy nhiên, xã vẫn còn khoảng 75 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm. Xóm Cơi xuất hiện những điểm trượt, sạt lớn, cùng với đó là nguy cơ đá lở, đá lăn... Tâm lý người dân rất lo sợ. Xã mong muốn Nhà nước quan tâm triển khai xây dựng khu TĐC để ổn định cuộc sống lâu dài cho bà con. Chính quyền xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự giác phòng, chống thiên tai, mưa lũ, tổ chức chằng buộc nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, có phương tránh trú, di dời người và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ trượt, sạt, lũ ống, lũ quét khi mùa mưa bão đang đến gần.

 

Bùi Văn Phúc

Chủ tịch UBND xã Suối Nánh (Đà Bắc)

 

Lê Chung


Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục