(HBĐT) - Những ngày này, mỗi khi xem các chương trình truyền hình đưa tin về các hoạt động chào mừng "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017”, bác Hà Văn Tuấn (nguyên Chủ tịch UBND huyện Mai Châu) lại trào dâng trong lòng những tình cảm khó nói nên lời. Bởi chỉ có ai từng đến đất nước hoa Chăm Pa mới hiểu hết tâm trạng khi nghe tới các bản, địa danh, con người từng gặp, từng qua. Gặp bác trong một sớm tháng 7 tại tổ 3, thị trấn Mai Châu (Mai Châu), nghe bác tâm sự càng thấy những năm tháng công tác tại Lào năm nào đã trở thành một kỷ niệm thiêng liêng và đáng trân trọng.
Tấm thổ cẩm thêu hình Thạt Luổng - biểu tượng của nước bạn Lào được bác Hà Văn Tuấn trân trọng lưu giữ.
Cuối năm 1983, bác Hà Văn Tuấn khá bất ngờ nhưng
rất vui khi được tỉnh điều động từ phòng nông nghiệp huyện Mai Châu đến nhận
công tác tại Ban hợp tác kinh tế - văn
hóa với Lào của tỉnh. Nhiệm vụ cụ thể: sang tỉnh Luông Pra Băng giúp bạn xây
dựng thí điểm HTX nông nghiệp và làm lúa tăng sản. Đây là một trong những việc
nằm trong chương trình hợp tác kinh tế - văn hóa giữa 2 tỉnh kết nghĩa Hà Sơn
Bình (cũ) và Luông Phra Băng.
Có chút bỡ ngỡ khi lần đầu đến với nước bạn với các
cung đường bộ, đường sông xa lạ: cửa khẩu Tây Trang, Nậm Bạc, Nậm U, sông Mê
Kông nhưng bác khá tự tin với khả năng giao tiếp bằng tiếng Thái của mình.
Trong đoàn còn có bác lãnh đạo huyện,
cán bộ HTX nông nghiệp xã Vạn Mai cùng các anh ở công ty xây dựng, kiến trúc…
Thời đó, nước nhà đang thời bao cấp đã khó khăn, sang nước bạn điều kiện sinh
hoạt, chi tiêu còn khó khăn hơn. Điều kiện sống của bà con bên đó vẫn có nhiều
điều trăn trở, nhất là tình trạng học vấn thấp, sốt rét; cơ sở hạ tầng kém phát
triển, đường sá khó khăn…
Thấu hiểu và chia sẻ, bác Tuấn và các thành viên trong
đoàn chỉ tâm nguyện điều: nỗ lực ở mức cao nhất để có thể giúp bạn những điều
thiết thực nhất. Đầu tiên phải hiểu địa bàn, hiểu thông thổ và các điều kiện
thâm canh, sản suất của bạn. Với sự gần gũi, quan tâm của các bạn Lào, đoàn đã
có nhiều dịp đến với các địa bàn, bản, huyện vùng Luông Pra Băng; gặp bà con để
xem cung cách làm ăn của bạn. Qua thực tiễn, bác và các thành viên đúc rút, đề
xuất và được cấp trên chấp thuận: làm thử sản xuất lúa với mục tiêu đạt năng
suất bằng hoặc cao hơn năng suất truyền thống của địa phương nhưng chỉ dùng
phân hữu cơ, không dùng hoặc dùng rất ít phân hóa học (điều mà bà con nơi đây
lại sử dụng nhiều). "Cầm tay, chỉ việc” giúp cán bộ nông nghiệp ở Luông Pra
Băng làm thí nghiệm so sánh giống lúa để làm cơ sở cho việc chọn và du nhập
giống lúa thích hợp đưa vào sản xuất ở địa phương. Cũng vì tâm huyết đó, bác đã
say sưa với những lần đạp xe đến trại giống Pak -Sương để sát cánh cùng cán bộ
nông nghiệp bạn làm giống lúa mới. Điều vui là năng suất có phần cải thiện nhưng
vui hơn chính là giúp được cán bộ nông nghiệp của bạn và bà con nơi đây quen
với kỹ thuật thâm canh tiên tiến. 3 năm công tác ở Luông Pra Băng thật có nhiều
kỷ niệm. Cùng với việc chia sẻ khó khăn một thời cùng các bạn (đời sống, sinh
hoạt)… là những lần đạp xe đến điểm thực nghiệm cách xa đến trăm cây số; là
những lần trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm thâm canh với bà con các bản Nà Sang,
bản Khoi, bản Pông Ván (thuộc xã Săng Kha Lốc). Những câu chuyện về cuộc sống
thường ngày cũng như công việc chuyên môn với các bạn Lào như Bun Thin, Hum
Phênh, Lớt-vi Say, Phu Ma, Khăm Kẹo… trở thành hành trang cuộc sống sau này.
Sau thời kỳ tái lập tỉnh Hòa Bình, bác Hà Văn Tuấn đã
có dịp trở lại nước Lào; thăm thủ đô Viên Chăn và cố đô Luông Pra Băng. Bác rất
vui bởi sự thay đổi về diện mạo của thành phố di sản văn hóa thế giới cũng như
cảm nhận về tình người, tình bạn của những người bạn Lào năm nào. Thành phố du
lịch này vẫn giữ được nét riêng, đặc sắc chầm chậm trong nhịp sống, nhịp sinh
hoạt và luôn ấm áp, thân thiện, hiếu khách. ý thức khi lưu thông trên đường của
người dân Luông Pra Băng vẫn như những năm 80 của thế kỷ XX. Chính điều đó
khiến cố đô này càng đẹp hơn, đáng nhớ hơn trong tâm tưởng. 3 năm là quãng thời
gian không nhiều nhưng bác và các cán bộ của Hà Sơn Bình năm ấy đã đóng góp
những viên gạch hồng, xây đắp mối quan hệ, kết nghĩa giữa tỉnh Hà Sơn Bình và
Luông Pra Băng nói riêng và Việt Nam - Lào nói chung.
Bùi
Huy
(HBĐT) - Nếu như ngô được coi là cây cứu đói thì mận lại là cây giảm nghèo của đồng bào Mông ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu). Gần 25 năm bám rễ ở vùng đất quanh năm mây phủ này, cây mận tam hoa, mận hậu chịu nhiều biến động bất thường của giá cả thị trường, có thời điểm tưởng chừng người dân phải chặt bỏ để thay thế những cây khác và rồi, cây mận vẫn kiên trì bám trụ để rồi hôm nay đem đến cho người dân một mùa bội thu.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của vùng hồ Hòa Bình và cơn bão số 5 năm 2007 dẫn đến sạt lở đất đai, vườn tược, nhà cửa tác động lớn đến đời sống nhân dân hai xã Phúc Sạn và Tân Mai (Mai Châu). Trước thực trạng đó, xóm Mai Sơn (Yên Nghiệp - Lạc Sơn) là khu di dân được đầu tư xây dựng theo quyết định của UBND tỉnh nhằm chuyển dân để ổn định đời sống cho 60 hộ hai xã Tân Mai, Phúc Sạn.