(HBĐT) - Vùng đất Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ, hệ thống hang động, thác nước tạo nên cảnh quan sinh động. Với những tiềm năng sẵn có, khí hậu trong lành, mát mẻ, những nếp nhà sàn xinh xắn, con người hiền hòa, mến khách, Mai Châu còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc. Sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên là thế mạnh, tạo sức hút của du lịch Mai Châu.



Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tập luyện văn nghệ cho các chương trình biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Ngày 30/8/2016, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06 về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành các quyết định, quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Huyện ủy Mai Châu ban hành các nghị quyết, chương trình hành động về phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng đề án phát triển du lịch, mục tiêu đưa du lịch của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong 3 năm qua, các sở, ngành của tỉnh đã phối hợp với huyện Mai Châu thực hiện công tác thu hút đầu tư, triển khai các dự án phát triển du lịch, thương mại. Từ khi công bố quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 11 dự án đầu tư về du lịch, thương mại được quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 178 tỷ đồng, vốn đầu tư đã và đang thực hiện gần 151 tỷ đồng. Một số dự án du lịch đi vào hoạt động có hiệu quả như: khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway, xã Tân Mai; khu du lịch làng Bích Họa, xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch; khu du lịch Mai Châu Ecolodge, xóm Nà Thia, xã Nà Phòn; khu du lịch sinh thái Mặt Trời, xã Chiềng Châu; khu du lịch sinh thái Mai Châu Villas, xã Mai Hịch….

Để phục vụ cho phát triển du lịch, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp: xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường du lịch… Thời gian qua, huyện đã phục dựng và duy trì tổ chức các lễ hội dân gian như: Lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội Xuân Sơn Động của dân tộc Dao; lễ hội Khai Hạ của dân tộc Mường... Hoàn thành đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng đền thờ Lang Bôn gắn với tổ chức lễ hội "Xên Mường” của dân tộc Thái; hỗ trợ thành lập và đưa vào hoạt động mô hình Hợp tác xã Dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu; quản lý, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 138 đội văn nghệ cơ sở; hỗ trợ khu trưng bày giới thiệu các hiện vật, cổ vật của dân tộc Thái; tổ chức các lớp dạy chữ, tiếng dân tộc Thái; lớp dạy chữ Nôm - Dao, chữ viết, tiếng nói dân tộc Mông cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc... Trên địa bàn huyện hiện còn 85% hộ gia đình dân tộc Thái và dân tộc Mường lưu giữ được nếp nhà sàn truyền thống.

Để tạo nguồn nhân lực du lịch, huyện đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho lao động trực tiếp là người dân địa phương đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần thúc đẩy KT-XH. 

Bằng những giải pháp tích cực, huyện đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh, cũng như vận động người dân tham gia đầu tư phát triển các loại hình du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện có 148 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 12 khách sạn, 30 nhà nghỉ, 106 nhà nghỉ cộng đồng (homestay) với 610 buồng; thu hút trên 2.500 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 800 lao động trực tiếp. Năm 2019 huyện đón khoảng 375.000 lượt khách, trong đó có 165.000 lượt khách quốc tế, 210.000 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 232 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện hiện có 7 điểm du lịch cộng đồng: bản Lác, xã Chiềng Châu; bản Bước, xã Xăm Khòe; bản Văn, bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu; bản Hịch, xã Mai Hịch; bản Pà Cò, xã Pà Cò và bản Hang Kia, xã Hang Kia, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc... Hiện, trên địa bàn huyện đã thành lập Hợp tác xã vận tải quản lý phương tiện chuyên chở khách trong điểm du lịch với 30 đầu xe điện hoạt động phục vụ khách thăm quan, du lịch.

V.H


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục