(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đồng bộ, huyện Mai Châu đã huy động nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường huyện, xã, đường trục xóm, ngõ xóm, nội động đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, phát triển KT-XH, giữ vững ANCT, TTATXH ở địa phương.
Đường liên xóm Báo, xã
Bao La (Mai Châu) vừa được làm mới bằng bê tông với tổng kinh phí trên 800
triệu đồng.
Giai đoạn 2010 -
2020, huyện đã huy động tổng nguồn kinh phí đầu tư phát triển giao thông nông
thôn trên 652,6 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 48,5 tỷ đồng, ngân sách
địa phương 373,5 tỷ đồng, dân đóng góp trên 184 tỷ đồng và một số nguồn vốn
lồng ghép khác. Phát triển giao thông nông thôn được gắn với thực hiện tiêu chí
số 2 trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Từ nguồn vốn huy động đã xây mới
20,14km, cải tạo, nâng cấp 28,04 km, bảo trì 5km đường và xây mới 118 cống, đường
tràn. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đã cứng hóa hiện đạt 64%.
Bùi Minh
(HBĐT) - Với đặc thù vùng cao, nguồn nước điều tiết phục vụ sản xuất khó khăn, huyện Mai Châu đã chủ động thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích không có khả năng cấy sang trồng các loại cây hiệu quả kinh tế cao như ngô, lạc, rau màu. Trong đó, tập trung chuyển đổi sản xuất các loại rau màu theo hướng an toàn thực phẩm (ATTP) để cung ứng cho thị trường.
(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã Nà Phòn (cũ), huyện Mai Châu mới đạt 3 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo là 25,5%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 10 triệu đồng/người/năm. Từ nhận thức xây dựng NTM là làm cho chính mình đã tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân. Người dân với vai trò chủ thể cùng Đảng bộ, chính quyền chung sức xây dựng NTM, đến hết năm 2019, xã đã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người là 32,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6%. Xã không còn hộ thiếu đói, không còn nhà tạm, nhà ở dột nát.
(HBĐT) - Không có việc làm, vài năm gần đây, tình trạng người dân tại nhiều xã ở huyện Mai Châu vượt biên trái phép tìm việc làm diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, sau khi vượt biên mới thấy đó không phải là "miền đất hứa", không như trong tưởng tượng và những lời "hứa ngọt” từ những kẻ môi giới. Sang đến nơi, nhiều người muốn trở về. Nhưng đó cũng không phải là chuyện dễ. Hậu quả không chỉ bản thân họ phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến người thân, gia đình và xã hội.
(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hang Kia (Mai Châu) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
(HBĐT) - Nhắc đến Mai Châu, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí du khách sẽ là bản Lác với những cô gái Thái xinh đẹp, duyên dáng hay những điệu khèn, điệu múa đặc trưng của nam thanh, nữ tú dân tộc Mông... Nhưng ít ai biết rằng, huyện Mai Châu hiện trở thành địa điểm săn mây tuyệt vời của giới trẻ. Không cần phải lên tới đỉnh Fansipan (Lào Cai) hay Tà Xùa (Sơn La), đến với 2 xã Hang Kia, Pà Cò du khách sẽ được đắm mình trong biển mây trắng bồng bềnh, thỏa sức trở thành những "thợ săn mây” đích thực.
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Mai Châu, chúng tôi đến xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn gặp CCB Hà Văn Chung - tấm gương không chỉ năng động, nhiệt tình trong công tác Hội mà còn làm kinh tế giỏi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình chăn nuôi.