(HBĐT) - Sau thời gian dài trở lại xã Pà Cò, hình ảnh về vùng đất xơ xác, đìu hiu của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trước kia trở thành quá khứ. Pà Cò hôm nay đã khoác lên mình "tấm áo mới” nhiều màu sắc, cho thấy vùng đất khó đang có sức vươn mạnh mẽ.
Làng nghề dệt thổ cẩm xóm Pà Cò Con (Mai Châu) tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng cung cấp ra thị trường.
Không chỉ đợi chợ phiên cuối tuần, xóm Xà Lĩnh mới tấp nập người ngược xuôi. Giờ đây, ở bản người Mông này cũng như các xóm lân cận cuộc sống khá nhộn nhịp. Nhà cửa khang trang, cửa hàng, cửa hiệu san sát với hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng. Đường liên xã, liên xóm ghập ghềnh đất, đá được phủ bằng đường nhựa, bê tông chắc chắn, giúp bà con đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi. Cũng từ đây nhiều cây trồng, ngành nghề mới đã về với bản làng, giúp bức tranh nông thôn ngày một khởi sắc.
Chủ tịch UBND xã Sùng A Màng chia sẻ: Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã được hưởng lợi từ các chương trình, dự án cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp của các cấp, ngành đã tạo đà cho KT – XH của Pà Cò phát triển. Bên cạnh đó, xã luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các đồng chí trong cấp ủy và các ngành, đoàn thể bám sát từng xóm để nắm bắt tình hình đời sống, KT-XH, nhu cầu của nhân dân để vận dụng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Xã cũng chú trọng bồi dưỡng, cung cấp thông tin, từ đó tranh thủ vai trò của già làng, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, nhất là giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn.
Giúp người dân nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, hàng năm, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất theo đúng khung thời vụ, chủ động chuyển đổi diện tích trồng màu, cây ăn quả năng suất kém sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Xã chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích trồng mận hậu, đào, chè Shan tuyết, cam, đậu các loại. Năm qua, các xóm duy trì diện tích ngô trên 700 ha; dong riềng 250 ha; cây ăn quả các loại 89 ha; mận hậu 51,4 ha; đào 39,5 ha; chè Shan tuyết 120 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch gần 82 ha. Ngoài ra, nhiều gia đình được hỗ trợ trồng chanh leo với diện tích trên 15 ha; trồng sa chi được 3.160 cây, tương đương 14,8 ha và triển khai mô hình trồng 1.360 cây hoa các loại tại xóm Chà Đáy, Đặc biệt, từ các Chương trình 135, xây dựng NTM đã hỗ trợ hộ nghèo ở 3 xóm Pà Cò I, Pà Cò Lớn, Pà Háng Lớn 8.700 cây mận, trồng thay thế diện tích mận già cỗi, cho năng suất thấp. Từ sự hỗ trợ này đã tạo sinh kế mới cho các gia đình, góp phần mở rộng diện tích cây đặc sản và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Cùng với trồng trọt, các hộ đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi với tổng đàn gia súc gần 3.000 con, đàn gia cầm trên 7.600 con. Qua đó, nâng giá trị nông, lâm nghiệp toàn xã đạt 22.539 triệu đồng, bằng 111,8% kế hoạch, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Điểm nhấn trong sự phát triển phải kể đến Pà Cò đã mở mang ngành nghề ngoài nông nghiệp, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Làng nghề dệt thổ cẩm xã Pà Cò Con đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, được du khách yêu thích. Hiện, dệt thổ cẩm được chị em các xóm duy trì, vừa phục vụ nhu cầu của gia đình, vừa là sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường, nhất là tại các điểm du lịch cộng đồng trong toàn huyện. Bên cạnh đó, nghề làm giấy bạc truyền thống dân tộc Mông cũng được gìn giữ. Các nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 190 lao động nông thôn, từ đó, tăng thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình.
Việc phát triển nghề truyền thống cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo thêm sắc màu phát triển du lịch tại địa phương. Năm qua, từ loại hình du lịch cộng đồng, xã Pà Cò đã đón hơn 500 lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm cuộc sống và tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào Mông. Từ phát triển các ngành nghề đã đưa giá trị sản xuất TTCN của xã đạt 7.716 triệu đồng; giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 6.306 triệu đồng, bằng 118,8% kế hoạch, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập của người dân tăng từng năm; bình quân mỗi năm xã giảm được 3% hộ nghèo.
Thu Hiền
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn kiến nghị của gia đình ông, bà Đoàn Thanh Thái và Nguyễn Thị Huế, xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) phản ánh về những sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng cơn bão số 2 năm 2016. Ban biên tập Báo Hòa Bình đã cử phóng viên điều tra, xác minh sự việc.
(HBĐT) - Dự kiến đầu tháng 3, Đảng bộ xã Mai Hịch (Mai Châu) sẽ tổ chức Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020- 2025. Thời điểm này, công tác chuẩn bị cho đại hội được Đảng bộ xã gấp rút triển khai, trong đó, việc xây dựng dự thảo báo cáo chính trị là nhiệm vụ hàng đầu. Bí thư Đảng ủy xã Vì Văn Tít khẳng định: Việc đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ trước và đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp cho nhiệm kỳ này có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của huyện. Do đó, chúng tôi yêu cầu cán bộ, đảng viên tập trung trí tuệ đóng góp ý kiến, xây dựng văn kiện đại hội đảm bảo chất lượng.
(HBĐT) - Với đặc thù vùng cao, nguồn nước điều tiết phục vụ sản xuất khó khăn, huyện Mai Châu đã chủ động thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích không có khả năng cấy sang trồng các loại cây hiệu quả kinh tế cao như ngô, lạc, rau màu. Trong đó, tập trung chuyển đổi sản xuất các loại rau màu theo hướng an toàn thực phẩm (ATTP) để cung ứng cho thị trường.
(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã Nà Phòn (cũ), huyện Mai Châu mới đạt 3 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo là 25,5%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 10 triệu đồng/người/năm. Từ nhận thức xây dựng NTM là làm cho chính mình đã tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân. Người dân với vai trò chủ thể cùng Đảng bộ, chính quyền chung sức xây dựng NTM, đến hết năm 2019, xã đã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người là 32,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6%. Xã không còn hộ thiếu đói, không còn nhà tạm, nhà ở dột nát.
(HBĐT) - Không có việc làm, vài năm gần đây, tình trạng người dân tại nhiều xã ở huyện Mai Châu vượt biên trái phép tìm việc làm diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, sau khi vượt biên mới thấy đó không phải là "miền đất hứa", không như trong tưởng tượng và những lời "hứa ngọt” từ những kẻ môi giới. Sang đến nơi, nhiều người muốn trở về. Nhưng đó cũng không phải là chuyện dễ. Hậu quả không chỉ bản thân họ phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến người thân, gia đình và xã hội.
(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hang Kia (Mai Châu) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.