(HBĐT) - Với đặc thù địa bàn vùng cao, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, huyện Mai Châu tích cực đầu tư, triển khai nhiều chương trình mở rộng mạng lưới cung ứng thương mại - dịch vụ. Từ đó, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.


Chợ Pà Cò (Mai Châu) cung ứng hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân vùng cao.

Mỗi tuần, chợ Xăm Khòe, xã Xăm Khòe chỉ họp 1 phiên vào thứ Bảy. Tuy vậy, lượng cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân trong xã và lân cận không vì thế mà thiếu thốn. Bà Hà Thị Ngoan ở xóm Bước cho biết: Tất nhiên việc mua bán hàng hóa được mong đợi nhất diễn ra ở mỗi chợ phiên. Song thuận tiện là giờ đây khi đường sá giao thông trên địa bàn tốt hơn, các hàng quán, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên nhiều nên việc mua sắm thứ nọ, thứ kia không còn khó khăn như trước. Không chỉ hàng hóa phong phú mà phương thức phục vụ cũng rất đa dạng, nhiều khi tại nhà cũng mua được hàng bởi người kinh doanh rao bán tận nơi.

Cũng như vậy, tại nhiều địa bàn vùng sâu, xa như các xã Hang Kia, Pà Cò, Sơn Thủy, Tân Thành, Cun Pheo, dịch vụ cung ứng hàng hóa phục vụ bà con đa dạng. Theo đồng chí Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã Hang Kia, những năm gần đây, thương mại - dịch vụ được mở mang nhiều. Ngay tại trung tâm xã có 5-6 cửa hàng bách hóa kinh doanh gần như tất cả các loại mặt hàng thiết yếu, từ đường, sữa, mắm, muối, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm tươi sống đến đồ gia dụng, quán ăn... Ở các xóm cũng có quầy bán tạp hóa do người dân sở tại hoặc các hộ kinh doanh từ xuôi mở ra để phục vụ.

Các chợ duy trì họp mỗi tuần 1 phiên, riêng chợ thị trấn Mai Châu họp thường xuyên, có 1 phiên chợ vùng cao Mai Châu họp vào chủ nhật hàng tuần tại thị trấn. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có mạng lưới cửa hàng, cửa hiệu dân doanh tương đối rộng khắp. Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng KT&HT huyện, đây là bước phát triển mới về thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây. Hệ thống cửa hàng tiện lợi đã có mặt ở xã, xóm. Nơi nào có nhu cầu được đáp ứng nguồn cung, nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh vãng lai mang hàng đến tận xóm, bản để phục vụ, tiếp cận nhiều hơn với người dân.

Thống kê trên địa bàn hiện có 10 chợ, gồm các chợ: Mai Hịch, Xăm Khòe, Co Lương, Pà Cò, Phúc Sạn, Tân Mai, Tân Dân, Noong Luông, Bao La và chợ thị trấn Mai Châu. Có 1.254 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ được phân bố đều khắp. Hoạt động của các chợ, cửa hàng tiện lợi có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý thị trường. Qua đó, các vụ việc kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngày càng giảm. Hàng hóa cơ bản được kiểm soát, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Trong 2 tháng đầu năm, Đội Quản lý thị trường số 4 - huyện Mai Châu đã kiểm tra 41 vụ, xử lý 14 vụ, hành vi vi phạm chủ yếu về giá, hàng quá hạn sử dụng, ít phát hiện vụ việc liên quan đến kinh doanh hàng giả.

Hoạt động thương mại - dịch vụ được tăng cường giúp thị trường hàng hóa trên địa bàn sôi động. Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 1.003,8 tỷ đồng, thực hiện 111,16% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2 tháng đầu năm nay tăng mạnh, đạt trên 183 tỷ đồng. 

Bùi Minh

Các tin khác


Thăm vùng đất khó Pà Cò

(HBĐT) - Sau thời gian dài trở lại xã Pà Cò, hình ảnh về vùng đất xơ xác, đìu hiu của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trước kia trở thành quá khứ. Pà Cò hôm nay đã khoác lên mình "tấm áo mới” nhiều màu sắc, cho thấy vùng đất khó đang có sức vươn mạnh mẽ.

Huyện Mai Châu: Nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân và du khách trước đại dịch Covid-19

(HBĐT) - "Mai Châu là một trong những đơn vị tiên phong trong chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc, trang thiết bị hậu cần để ứng phó với đại dịch Covid- 19” - đó là nhận xét của đồng chí Trần Thị Ái Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh qua đợt kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh vào trung tuần tháng 2 vừa qua.

64% đường giao thông nông thôn đã cứng hóa

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đồng bộ, huyện Mai Châu đã huy động nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường huyện, xã, đường trục xóm, ngõ xóm, nội động đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, phát triển KT-XH, giữ vững ANCT, TTATXH ở địa phương.

Xã Bao La hoạt động ổn định sau sáp nhập

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 830, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, kể từ ngày 1/1/2020, xã Piềng Vế nhập vào xã Bao La. Ngày 5/2/2020, Huyện ủy Mai Châu đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Bao La; chỉ định BCH Đảng bộ, BTV Đảng ủy, chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2015- 2020.

“Tổ liên gia tự quản” góp phần giữ an ninh trật tự tại các địa bàn sáp nhập

(HBĐT) - Bắt đầu từ 2 mô hình khởi phát, đến nay, toàn huyện Mai Châu đã có 730 tổ liên gia tự quản (LGTQ) phủ khắp các khu dân cư. Trên tinh thần "Nhân dân tự nguyện, tự giác, tự phòng, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và nhân dân được hưởng thụ về kết quả tự quản ở khu dân cư”, các tổ LGTQ hoạt động với mục đích lấy sức dân để chăm lo cuộc sống của người dân. Chính vì bản chất tốt đẹp đó, mô hình đã phát huy hiệu quả bền vững sau gần 15 năm hoạt động.

Nhiều sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ di dân xen ghép tại xã Mai Hịch

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn kiến nghị của gia đình ông, bà Đoàn Thanh Thái và Nguyễn Thị Huế, xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) phản ánh về những sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng cơn bão số 2 năm 2016. Ban biên tập Báo Hòa Bình đã cử phóng viên điều tra, xác minh sự việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục