(HBĐT) - Tâm huyết với thổ cẩm, mong muốn lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, 6 năm qua, chị Vàng Y Dánh, xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) cùng những người phụ nữ trong bản miệt mài dệt, may những chiếc mũ, áo, váy đa dạng màu sắc, được nhiều người ưa chuộng.


Xưởng dệt may sản phẩm thổ cẩm của chị Vàng Y Dánh, xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) tạo việc làm cho lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mông. Vào những dịp lễ, Tết, các chàng trai, cô gái người Mông lại mặc những bộ quần áo, váy thổ cẩm, đeo vòng bạc trắng rộn rã cùng nhau đến những phiên chợ, vườn mận, đào thắm sắc hoa để trò chuyện, gặp gỡ. Sắc màu rực rỡ, hoa văn thổ cẩm bắt mắt trên những chiếc áo, váy tạo sức sống tinh thần, điểm nhấn đặc biệt trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông.

Thăm xưởng dệt may của chị Dánh, chúng tôi ấn tượng với những đôi bàn tay khéo léo, thoăn thoắt từng đường kim mũi chỉ, tạo ra những tấm vải, chiếc áo có hoa văn độc đáo. Chị Dánh cho biết: "Từ thuở bé, tôi đã thấy bà và mẹ dệt, thêu những tấm vải, chiếc váy để mặc, mang hoa văn thổ cẩm thêu lên những đồ dùng khác như chăn, gối, khăn… Khi lớn lên, tôi được bà, mẹ truyền lại kỹ thuật và kiến thức nghề dệt. Với lòng đam mê, tâm huyết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôi đã mở xưởng dệt may, tạo nên những sản phẩm thổ cẩm được mọi người ưa chuộng, đồng thời tạo việc làm cho chị em trong vùng”.

Để có được một sản phẩm thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi tính sáng tạo, tỉ mỉ của người thợ dệt, tạo hình hoa văn lên các sản phẩm sao cho hài hòa, cân đối, đồng thời đường kim, mũi chỉ phải khéo léo, chuẩn xác. Từ nguồn vốn của gia đình, vay mượn anh em, bạn bè, gia đình chị Dánh đã đầu tư 300 triệu đồng cho 5 máy may công nghiệp, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động và nhiều lao động thời vụ với mức lương trung bình 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Mỗi tháng, xưởng dệt của chị sản xuất gần 1.000 sản phẩm như: mũ, áo, khăn, chân váy, chăn, ga giường… với giá bán bình quân 100.000 đồng/sản phẩm. Sản phẩm được người dân trong và ngoài vùng ưa chuộng, nhiều khách du lịch khi đến với Hang Kia cũng mua về làm quà lưu niệm. Chiếc váy của phụ nữ Mông thêu tay là sản phẩm cầu kỳ và đẹp nhất, mỗi chiếc váy có nhiều nếp gấp, hoa văn rực rỡ, bắt mắt, chủ yếu được phụ nữ người Mông mặc vào dịp lễ, Tết và những nghi lễ quan trọng. Để tạo nên sản phẩm thủ công đặc biệt như vậy, người thợ dệt phải mất 3-4 tháng mới có thể hoàn thành, mức giá bán 2,7-3 triệu đồng/chiếc, phải đặt trước vài tháng mới có sản phẩm. Chiếc váy cầu kỳ và tỉ mỉ đến từng chi tiết, thể hiện sự khéo léo của người thợ.

Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình, các nghi lễ. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm đã trở thành hàng hóa, được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là lượng khách du lịch đến với vùng đồng bào dân tộc ngày càng đông, sản phẩm dệt ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã như túi xách, ví, mũ lưỡi trai, khăn quàng, túi đựng điện thoại, móc chìa khóa… với nhiều màu sắc đẹp mắt. Các sản phẩm thổ cẩm từ xưởng dệt của chị Dánh đã có mặt tại hầu hết các quầy hàng lưu niệm, homestay trong và ngoài vùng để phục vụ khách du lịch.

Đồng chí Vàng A Thào, Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia cho biết: "Xưởng dệt thổ cẩm của chị Dánh cũng như nhiều cơ sở dệt may khác trong vùng là mô hình kinh tế hiệu quả, gắn liền với hoạt động dịch vụ du lịch tại địa bàn, tạo việc làm, thu nhập cho lao động trong vùng. Đồng thời, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông”.

Hoàng Anh

Các tin khác


Phòng, chống dịch Covid-19 ở Mai Châu - trách nhiệm và ý thức

(HBĐT) - Như tin đã đưa, từ 14h (6/3) đến 8h (7/3), 2 du khách mang quốc tịch Anh đi trên chuyến bay từ Luân Đôn đến Hà Nội số hiệu VN0054 cùng chuyến bay với Nguyễn Hồng Nhung (trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam) đã có thời gian nghỉ dưỡng tại khách sạn Ecolodge, xóm Nà Chiềng, xã Nà Phòn (Mai Châu). Cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, công ty nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Ecolodge) cùng du khách và tất cả nhân viên đang có mặt tại khách sạn Ecolodge đồng thuận, tuân thủ phương án cách ly tại chỗ với trách nhiệm và ý thức cao nhất với cộng đồng.

Huyện Mai Châu: Nhanh và quyết liệt phòng bệnh Covid-19 ra ngoài cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 7/3, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Mai Châu phát hiện có 2 trương hợp là ông David Buler, sinh năm 1958 và bà Ruth  Buler Catherine, sinh năm 1962 mang quốc tịch Anh đi trên chuyến bay từ Luân Đôn (Anh) đến Hà Nội số hiệu VN0054 (cùng chuyến bay với Nguyễn Hồng Nhung - trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam). Sau khi rời Hà Nội, hai người này có thời gian nghỉ dưỡng tại khách sạn Mai Châu Ecolodge tại xóm Nà Chiềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) từ 14h ngày 6/3 đến 8h ngày 7/3. Tại khách sạn, có 12 nhân viên tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với hai người nước ngoài.

Thăm vùng đất khó Pà Cò

(HBĐT) - Sau thời gian dài trở lại xã Pà Cò, hình ảnh về vùng đất xơ xác, đìu hiu của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trước kia trở thành quá khứ. Pà Cò hôm nay đã khoác lên mình "tấm áo mới” nhiều màu sắc, cho thấy vùng đất khó đang có sức vươn mạnh mẽ.

Huyện Mai Châu: Nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân và du khách trước đại dịch Covid-19

(HBĐT) - "Mai Châu là một trong những đơn vị tiên phong trong chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc, trang thiết bị hậu cần để ứng phó với đại dịch Covid- 19” - đó là nhận xét của đồng chí Trần Thị Ái Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh qua đợt kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh vào trung tuần tháng 2 vừa qua.

64% đường giao thông nông thôn đã cứng hóa

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đồng bộ, huyện Mai Châu đã huy động nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường huyện, xã, đường trục xóm, ngõ xóm, nội động đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, phát triển KT-XH, giữ vững ANCT, TTATXH ở địa phương.

Xã Bao La hoạt động ổn định sau sáp nhập

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 830, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, kể từ ngày 1/1/2020, xã Piềng Vế nhập vào xã Bao La. Ngày 5/2/2020, Huyện ủy Mai Châu đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Bao La; chỉ định BCH Đảng bộ, BTV Đảng ủy, chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2015- 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục