(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân xã Vạn Mai (Mai Châu) đóng góp ngày công làm đường nội đồng, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.
Xóm Xô cách trung tâm xã Nà Phòn 15 km, là xóm xa nhất xã, diện mạo KT-XH có nhiều thay đổi kể từ khi các chương trình, dự án chính sách dân tộc đến với người dân. Đường liên xóm, đường vào nơi sản xuất được đầu tư êm thuận, mở rộng, thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa, vận chuyển vật tư nông nghiệp, nông sản. Chương trình 135, Dự án Giảm nghèo đồng thời hỗ trợ nhiều hoạt động sinh kế, đưa vào các mô hình phát triển sản xuất đem lại hiệu quả như nuôi lợn bản địa, bò sinh sản.
Đồng chí Hà Văn Ngân, Chủ tịch UBND xã Nà Phòn cho biết: Được hưởng các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi. Cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng khang trang. Người dân được hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao KHKT để phát triển sản xuất. Nhờ đó, đời sống của hộ nghèo đã cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 14 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 24,7%.
Giai đoạn 2019 - 2020, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình phát triển KT-XH các xã, xóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện gần 25 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách T.Ư 24,145 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp 591 triệu đồng. Tập trung đầu tư xây dựng 41 công trình, gồm: Nhà lớp học, đường giao thông, thuỷ lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, kênh thoát lũ và thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Nhiều chính sách khác cũng đến với vùng đồng bào DTTS như: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Quá trình tổ chức được thực hiện dân chủ, công khai. Những công việc người dân địa phương có thể đảm nhiệm được giao cho Nhân dân tổ chức thực hiện, gắn quyền lợi, trách nhiệm với việc đầu tư, quản lý, khai thác; lựa chọn các đơn vị tư vấn có trình độ, trách nhiệm để đảm bảo sự chính xác từ khâu khảo sát đến thiết kế kỹ thuật, thẩm định dự án, nhằm khắc phục sự chậm trễ trong thi công, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công trình sau thi công.
Đồng chí Hà Nguyễn Thanh Quang, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS đang triển khai đã đem lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS đến nay được đầu tư tương đối hoàn thiện, giải quyết được cơ bản nhu cầu đi lại, khám, chữa bệnh, học tập và tạo điều kiện giao thương hàng hóa giữa các vùng; người dân có thêm điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, hưởng thụ tốt hơn các dịch vụ công cộng, thành tựu phát triển KT-XH, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống; giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các vùng… góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, thay đổi diện mạo nông thôn.
Việc thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh chính trị; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước cải thiện, nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 3%/năm.
Hải Linh
(HBĐT) - Những năm qua, người dân huyện Mai Châu chú trọng chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng, hoa màu khác có giá trị kinh tế cao hơn. Hướng đi này đã giúp bà con nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập.
(HBĐT) - Ngay sau khi tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng già làng, trưởng họ tộc, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng dân cư năm 2020 do Hội đồng giáo dục QP-AN huyện tổ chức đầu năm 2021, già Sùng A Vờ, NCUT ở xóm Pà Cò con, xã Pà Cò (Mai Châu) đã tổ chức cuộc họp con cháu trong họ tộc, các hộ trong tổ liên gia phổ biến những thông tin, kiến thức mới được thu nhận để cùng nhau đoàn kết, xây dựng bản làng ấm no, yên bình.
(HBĐT) - Sáng 24/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra tiến độ sản xuất vụ chiêm xuân 2021 trên địa bàn huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Tại hoạt động giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc do Quỹ Dariu tổ chức tại Lâm Đồng, dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất” của nhóm học sinh trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) vinh dự đoạt giải nhì. Điều đáng quý các em đều là người dân tộc Thái, có em thuộc diện hộ nghèo, mồ côi cha từ bé.
(HBĐT) - Múa xòe có từ bao giờ, không ai nhớ. Chỉ biết từ xa xưa, người Thái đã có câu hát: "Không xòe không vui/ không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi”. Bởi vậy, trong cuộc vui nào, đồng bào Thái cũng múa xòe. Vì rằng: "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...”. Với người Thái Tây Bắc nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng, múa xòe như một phần của cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hàng ngày.
(HBĐT) - Chủ động kích hoạt, nâng cấp độ các biện pháp phòng, chống dịch (PCD); xây dựng kế hoạch, kịch bản để PCD theo từng tình huống. Đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp PCD với phương châm kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập địa bàn... Đó chính là những biện pháp cấp bách, chỉ đạo "nóng” của huyện Mai Châu trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19.