(HBĐT) - 9 tháng năm 2018, du lịch huyện Mai Châu tiếp tục khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng và tiềm năng phát triển. Hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc được tăng cường quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền. Nhiều chương trình, dự án du lịch đã và đang được triển khai thu hút khách thăm quan.
Khách du lịch thăm quan làng nghề.
Trong 9 tháng, đã có gần 247.900
lượt khách đến thăm quan, du lịch, trong đó có hơn 166.000 lượt khách trong
nước, 81.842 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu đạt xấp xỉ 80,2 tỷ đồng. Toàn
huyện hiện có 146 cơ sở lưu trú du lịch (gồm 7 khách sạn, 22 nhà nghỉ, 117 nhà
nghỉ cộng đồng), 7 điểm du lịch cộng đồng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
được quản lý chặt chẽ về chất lượng du lịch, dịch vụ. Thế mạnh, tiềm năng du
lịch làng nghề, du lịch sinh thái được phát huy.
Bùi Minh
(HBĐT)-Là điểm sáng của du lịch tỉnh Hòa Bình, những năm qua, huyện Mai Châu có nhiều giải pháp để phát triển du lịch, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, góp phần tạo dựng bộ mặt NTM, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Khám phá Mai Châu là một hành trình thu hút du khách trong và ngoài nước với nhiều điều hấp dẫn đang chờ đón.
Nhân dịp xuân Mậu Tuất 2018, trong không khí xuân sắc với các hoạt động lễ hội, văn hóa văn nghệ rộn ràng, sôi động tại các bản, làng Mai Châu, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Hà Công Thẻ, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu về "bức tranh” tổng thể về du lịch Mai Châu trong giai đoạn hiện nay.
(HBĐT) - Khi hoa mai, hoa đào chớm nở là lúc những người làm du lịch homestay ở xã Mai Hịch (Mai Châu) rục rịch trang trí khuôn viên nơi ở, mua sắm thêm vật dụng cần thiết… Họ sắm Tết không chỉ cho gia đình mà cho những người khách nước ngoài ở lại đón Tết.
(HBĐT) - Sau 7 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Mai Châu đã có 3 xã đạt 19 tiêu chí.
(HBĐT) - Nằm trong quần thể các điểm đến trong khu du lịch hồ Hòa Bình, Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) là bản du lịch cộng đồng của người Mường hay được gọi là người Mường Ao Tá, có trên 90% là người dân tộc Mường, họ sinh sống chủ yếu tại các nhà sàn, mưu sinh bằng nghề nuôi, đánh bắt cá và trồng rừng, chăn nuôi. Làm du lịch cộng đồng từ năm 2008 dưới sự hỗ trợ của quỹ Australia vì nhân dân châu á và Thái Bình Dương (AFAP), Đá Bia hiện có 28 hộ dân, trong đó, 3 hộ chuyên đón tiếp du khách, chủ yếu là khách quốc tế.