(HBĐT) - Xã Ba Khan (Mai Châu) - thung lũng yên bình nằm giữa núi đá và lòng hồ sông Đà xanh biếc. Ba Khan có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và văn hóa độc đáo của người Mường, Thái để phát triển du lịch.
Khách du lịch trải nghiệm dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng làng Ba Khan, xóm Khan Hạ, xã Ba Khan (Mai Châu).
Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Ba Khan cho biết: Từ năm 2010, cấp ủy, chính quyền xã đã nhận thấy những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn xã. Chính vì vậy, xã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng cần phát triển. Nhiều đoàn khách du lịch tới Ba Khan trải nghiệm những cung đường quanh co, uốn lượn; khám phá văn hóa bản địa nhưng không lưu trú lại. Nguyên nhân do Ba Khan chưa xây dựng được cơ sở lưu trú cho khách du lịch. Trước thực tế trên, xã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư để phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh Ba Khan thơ mộng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Năm 2017, Công ty CP du lịch làng Ba Khan đầu tư xây dựng dự án khu nghỉ dưỡng làng Ba Khan tại xóm Khan Hạ với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch của xã nghèo Ba Khan. Từ đó, Ba Khan đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng giao thông; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường, người Thái; đảm bảo vệ sinh môi trường; giữ vững ANTT... Hiện tại, xã Ba Khan có 2 doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào du lịch sinh thái. Trong đó, 1 dự án đang thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng và xây dựng, 1 dự án vừa xây dựng vừa đón khách lưu trú, nghỉ dưỡng.
Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty CP du lịch làng Ba khan chia sẻ: Khu nghỉ dưỡng làng Ba Khan có tổng diện tích 5.000 m2 được xây dựng kết hợp giữa kiến trúc đương đại và truyền thống. Địa hình, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật… được chúng tôi giữ nguyên hiện trạng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các vật liệu như tre, nứa để làm trần nhà, làm nội thất nhằm tạo cảm giác thân thiện với thiên nhiên. Chúng tôi quan tâm tới tạo cho khách du lịch các hoạt động trải nghiệm như đi bộ, đạp xe, leo núi. Dự kiến, khu nghỉ dưỡng sẽ hoàn thiện vào đầu tháng 11 tới, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động xã Ba Khan.
Bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng, xã Ba Khan còn khai thác tiềm năng du lịch tâm linh. Đền Hai Quan tại xóm Khan Thượng là ngôi đền thiêng được nhân dân trong xã và vùng lân cận suy tôn, bảo tồn. Hàng năm, vào ngày 7/1 âm lịch, người dân trong xã nô nức đi khai hội xuân đền Hai Quan. Dịp lễ hội đền Hai Quan thu hút hàng nghìn người về trẩy hội.
Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Hiện nay, một trong những thuận lợi đưa du lịch Ba Khan trên đà phát triển là xã nằm trong quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là cơ hội để Ba Khan liên kết với nhiều địa phương xây dựng các tour du lịch trên hồ Hòa Bình. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tăng cường công tác quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người Ba Khan nhằm thu hút các nhà đầu tư. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; hỗ trợ, giúp đỡ người dân phát triển sản phẩm du lịch đặc thù…
Thu Thủy
(HBĐT) - TP Hòa Bình là 1 trong 5 huyện, thành phố nằm trong quy hoạch xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Xã Thái Thịnh và 3 phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh là những địa phương thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Khách du lịch có thể lên tàu tại cảng Bích Hạ để du ngoạn lòng hồ, tận hưởng không khí mát mẻ cùng những trải nghiệm thú vị trên lòng hồ như: tìm hiểu không gian văn hóa bản Mường ven sông, khám phá các đảo nổi, chiêm bái trốn tâm linh đền Bờ. Sau đó, du khách tiếp tục thăm quan, khám phá Nhà máy thủy điện và Tượng đài Bác Hồ…
(HBĐT) - Tại cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) không xảy ra tình trạng chèo kéo khách. Theo chỉ dẫn của tổ bảo vệ, khách xếp hàng mua vé và xuống tàu. Chủ tàu trang bị đầy đủ áo phao, hướng dẫn khách du lịch những kỹ năng an toàn khi trên tàu. Đến trạm kiểm tra Cảnh sát đường thủy nội địa sẽ kiểm tra số lượng khách, lệnh xuất bến... Chất lượng dịch vụ tại cảng Thung Nai hướng tới tạo sự hài lòng cho khách du lịch hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Có gần một nửa số phân khu, điểm du lịch trong khu du lịch hồ Hòa Bình thuộc địa phận của huyện, những năm gần đây, Đà Bắc đã tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Năm 2015, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09 về "Phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tháng 6/2017, UBND huyện ban hành Quyết định số 1908 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung Đề án nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch của huyện: Đảm bảo thống nhất với các định hướng phát triển du lịch của các quy hoạch cấp tỉnh, cấp quốc gia, phù hợp với bối cảnh, xu thế phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung; tập trung khai thác lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, cảnh quan, hệ sinh thái, văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch bền vững theo hướng xanh, sạch gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; kết nối không gian du lịch Đà Bắc với khu du lịch hồ Hòa Bình và tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch khác trong, ngoài tỉnh để hình thành các tuyến du lịch liên hoàn. Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, huyện trở thành trung tâm du lịch sinh thái, khám phá và kết nối chặt chẽ với khu du lịch hồ Hòa Bình. Với các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh và thắng cảnh vùng hồ…, huyện đặt ra kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ. Trong thời gian qua, tỉnh ta đã khai thác những tiềm năng sẵn có của hồ Hòa Bình để phát triển du lịch. Tại đây, khách du lịch được đắm mình trong không gian yên tĩnh của sông nước hữu tình, hiền hòa. Đặc biệt, khách du lịch còn được khám phá, thử cảm giác mạnh với trò chơi đua thuyền kayak trên hồ.
(HBĐT) -Chúng tôi trở lại thăm đền Hang Miếng, thuộc địa phận xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nằm trên khu vực hồ Hòa Bình. Đến thăm chốn tâm linh đền Hang Miếng là một hành trình không dễ dàng. Nhưng bù lại là được khảo sát, trải nghiệm "gần như” chọn tuyến sông Đà (khu vực tỉnh Hòa Bình), tìm lại sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn trong cuộc sống vốn bộn bề lo toan.
(HBĐT) - Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được quy hoạch là vùng lõi - trung tâm phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Bản Ngòi là bản khó khăn của tỉnh, có gần 90 hộ dân với trên 300 nhân khẩu, người dân chỉ trông vào đánh bắt cá, tôm, làm nương rẫy, khai thác lâm sản, cuộc sống không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng. Thế nhưng, bản Ngòi lại có tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.