(HBĐT) - Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn… là những giải pháp trọng tâm được xã Phú Lai (Yên Thuỷ) chú trọng triển khai thực hiện thời gian qua nhằm nâng cao đời sống người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.


Con bò của gia đình bà Bùi Thị Vinh, xóm Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) nhận từ dự án đến nay phát triển tốt.

Gia đình bà Bùi Thị Phúc, xóm Hạ; bà Bùi Thị Vinh, xóm Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) là 2 trong những hộ dân được hỗ trợ bò giống từ dự án 2 - Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Nhờ áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng, chống dịch nên bò phát triển tốt và đến kỳ sinh sản. Bà Bùi Thị Vinh chia sẻ: Gia đình tôi được hỗ trợ 1 con bò sinh sản từ tháng 6 năm nay. Con bò là tài sản lớn nên chúng tôi tập trung chăm sóc để bò phát triển tốt, đến kỳ sinh sản còn chuyển tiếp cho các hộ nghèo khác. Đây là hy vọng giúp gia đình tôi cũng như các hộ nghèo trong xóm có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, xoá nghèo bền vững. 

Chính sách giảm nghèo được triển khai rộng khắp, đồng bộ, thường xuyên với nhiều nội dung, hình thức thiết thực phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế địa phương. Các hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thông qua hệ thống khuyến nông,khuyến lâm, các lớp tập huấn… Đồng bào được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế.

Chị Bùi Thị Diệu, công chức VH-XH xã Phú Lai cho biết: Năm 2023, xã được nhận 11 con bò sinh sản từ dự án 2 - Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Số bò này được giao cho 22 hộ nghèo và cận nghèo chăm sóc, trong đó 11 hộ được nhận nuôi trước, đến khi bò sinh sản sẽ chuyển tiếp cho các hộ còn lại. Các hộ nhận bò đều được hỗ trợ đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và phòng, chống bệnh trên gia súc. Hiện nay, đàn bò phát triển tốt, nhiều con đã vào giai đoạn sinh sản, khi bê con lớn sẽ tách khỏi bò mẹ để chuyển sang hộ khác nuôi. Từ khi được nhận bò, các hộ dân đều rất mừng và tập trung chăm sóc để bò phát triển tốt, tạo nguồn phát triển kinh tế ổn định cho gia đình. 
 
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo động lực để người nghèo vươn lên thoát nghèo, cấp uỷ, chính quyền xã Phú Lai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế vào sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Bùi Văn Dựng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lai cho biết: Hàng năm, xã đều có phương án hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo và giao chỉ tiêu cụ thể cho các xóm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, ngành,các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo;khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động Nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để thoát nghèo. Ngoài ra, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được chú trọng và tổ chức thực hiện thông qua các lớp học nghề, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 38,4% năm 2020 lên 75,5% năm 2022. Đồng thời, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi và triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước để các hộ vươn lên phát triển kinh tế. 

Hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân là điều kiện cần và tiên quyết trong quá trình giảm nghèo bền vững. Qua đó, đời sống người dân được nâng lên, hộ nghèo và cận nghèo của xã giảm từ 7,9% năm 2020 xuống còn 4,7% (tính đến 6 tháng năm 2023). 


Đỗ Hà

Các tin khác


Xã Văn Nghĩa: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trở lại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), chúng tôi được thấy diện mạo đổi thay của hạ tầng KT-XH và cuộc sống của người dân. Đồng chí Dương Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) tại địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang tiến bước trên lộ trình về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Xã Thượng Cốc nỗ lực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Xác định công tác giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống Nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động nguồn lực cùng sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp, sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi người dân. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt kết quả đáng khích lệ.

Người đưa nghề mây tre đan xuất khẩu về xóm Ấm, xã Văn Nghĩa

(HBĐT) - Với quyết tâm thoát nghèo, chị Bùi Thị Huệ (SN 1985) ở xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu. Công việc của chị không chỉ duy trì trong gia đình mà còn mở rộng quy mô trở thành tổ hợp sản xuất, tạo việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương.

Phường Kỳ Sơn huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) đã huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV). Trong đó tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó tạo nền tảng bền vững cho công cuộc giảm nghèo. 

Huyện Lạc Sơn huy động nguồn lực để giảm nghèo đa chiều, bền vững

(HBĐT) - Bên cạnh nguồn lực từ chương trình, dự án giảm nghèo, huyện Lạc Sơn tăng cường huy động vốn lồng ghép và nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững. Từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục