(HBĐT) - Xã Thạch Yên (Cao Phong) có 10 xóm, 1.162 hộ với 5.137 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.


Mô hình chăn nuôi gia súc của gia đình chị Bùi Thị Thiệp, xóm Mới, xã Thạch Yên (Cao Phong) cho thu nhập ổn định.

Đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: "Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đưa các loại cây, con giống phù hợp điều kiện thực tế địa phương vào sản xuất, trong đó, định hướng bà con phát triển chăn nuôi bò, lợn, trồng mía và phát triển cây lâm nghiệp. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, chính sách giảm nghèo, xã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông nhằm phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa thuận lợi, phát triển KT-XH địa phương”.

Để phát triển kinh tế bền vững, xã vận động người dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh quảng bá, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Hiện toàn xã canh tác 385 ha lúa, 51 ha ngô, 98 ha mía, 50 ha cây ăn quả. Từ đầu năm đến nay, xã trồng mới 50 ha rừng, trong đó hỗ trợ keo giống cho 48 hộ nghèo, cận nghèo. Toàn xã phát triển được 1.550 con trâu, 333 con bò, 1.800 con lợn, 18.000 con gia cầm, 820 đàn ong.
Thăm mô hình sản xuất của hộ chị Bùi Thị Thiệp, xóm Mới, chị Thiệp chia sẻ: "Gia đình tôi có 5 nhân khẩu, ban đầu phát triển kinh tế hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn, đến nay cuộc sống đã khấm khá hơn, có tích lũy. Được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do huyện, xã tổ chức, gia đình mạnh dạn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp. Hiện, gia đình canh tác 3.000 m2 mía trắng, 1 ha keo, chăn nuôi 5 con trâu, 10 con lợn, đem lại thu nhập ổn định”.

Thạch Yên có phong cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ, người dân thân thiện, mến khách cũng là tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Thời điểm giữa    tháng 5, cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 11, du khách đến với Thạch Yên sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang óng vàng rực rỡ, thơ mộng, tạo điểm nhấn ấn tượng giữa màu xanh đại ngàn, hứa hẹn là điểm check-in lý tưởng cho những ai yêu thích trải nghiệm, khám phá. Xã hiện còn lưu giữ được nhiều nét đẹp đặc trưng đậm bản sắc văn  hóa dân tộc Mường, phong tục tập quán, ẩm thực phong phú. Chùa Khánh được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, người dân từ khắp nơi đến chùa tham quan, vãn cảnh, cầu phúc, cầu tài, tìm hiểu giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hỗ trợ phát triển KT-XH, từ đầu năm đến nay xã huy động 678 ngày công phát dọn mương máng, 581 ngày công làm đường, thu gom rác thải, duy tu, sửa chữa các công trình phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất cho bà con. Triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xã huy động 22 hộ hiến 11.325 m2 đất nhằm sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông trên địa bàn.

Tuy nhiên, do đặc thù là xã vùng cao, khí hậu khắc nghiệt nên việc sản xuất, canh tác cây trồng truyền thống gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn nước tưới chủ yếu lấy từ khe, suối nên khó chủ động trong sản xuất nông nghiệp. Xã mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng, vốn vay sản xuất, đưa những loại cây, con phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, có giá trị kinh tế vào canh tác, giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo. Hiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 26 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 16,33%. Xã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


Hoàng Anh

Các tin khác


Xã Yên Nghiệp đẩy mạnh giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững

Cách đây 3 năm, chị Bùi Thị Hằng ở xóm Gò Cha 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) là 1 trong 8 hộ nghèo của xã được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản. Quá trình tham gia mô hình, chị Hằng tập trung chăm sóc bò theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi bò lai Sind đã được tập huấn, hướng dẫn. Kết quả hơn 1 năm sau đó, bò đã sinh sản lứa đầu, bê con được giao cho 1 hộ nghèo khác cùng nhóm và hiện tại bò đang chuẩn bị sinh sản lần tiếp theo.

Xã Văn Nghĩa: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trở lại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), chúng tôi được thấy diện mạo đổi thay của hạ tầng KT-XH và cuộc sống của người dân. Đồng chí Dương Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) tại địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang tiến bước trên lộ trình về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Xã Thượng Cốc nỗ lực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Xác định công tác giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống Nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động nguồn lực cùng sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp, sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi người dân. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt kết quả đáng khích lệ.

Người đưa nghề mây tre đan xuất khẩu về xóm Ấm, xã Văn Nghĩa

(HBĐT) - Với quyết tâm thoát nghèo, chị Bùi Thị Huệ (SN 1985) ở xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu. Công việc của chị không chỉ duy trì trong gia đình mà còn mở rộng quy mô trở thành tổ hợp sản xuất, tạo việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục