Ngày 20/8, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã bàn giao gà giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ tham gia dự án chăn nuôi gà ri Lạc Sơn. Đây là hoạt động của tiểu Dự án 1 - Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc Giảm nghèo bền vững huyện Lạc Sơn năm 2024.



Nhóm hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà ri xã Quyết Thắng nhận con giống từ Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững huyện Lạc Sơn năm 2024.

Với nội dung hỗ trợ địa phương về con giống, thức ăn chăn nuôi, dự án đã cấp đến 115 đối tượng thụ hưởng trên địa bàn xã là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Với sự chứng kiến bàn giao của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân, các hộ thụ hưởng đã nhận đầy đủ nguồn hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng. Cụ thể, mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 180 con giống gà ri Lạc Sơn, 234 kg thức ăn chăn nuôi.

Để hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ dự án đạt kết quả đầu ra mong muốn, cấp uỷ, chính quyền địa phương đề nghị hộ tham gia mô hình áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi đã được tập huấn; các đơn vị cung ứng giống, vật tư cam kết thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và có trách nhiệm hỗ trợ thu mua sản phẩm cho bà con.  


B.M

Các tin khác


Xã Cun Pheo nỗ lực giảm nghèo bền vững

Cun Pheo là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và người dân đã phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Huyện Kim Bôi đa dạng hình thức truyền thông, thông tin về giảm nghèo

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kim Bôi ổn định, an sinh, phúc lợi xã hội được bảo đảm; đời sống của người dân được quan tâm. Đặc biệt, thực hiện công tác giảm nghèo, các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó thực hiện đa dạng hình thức truyền thông, thông tin (TT,TT) về giảm nghèo, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đào tạo nghề gắn với giảm nghèo bền vững

Bình quân hàng năm, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo cho trên 15.000 người, trong đó có khoảng 13.000 lao động nông thôn. Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Phụ nữ xã Vũ Bình nhân rộng các điển hình tạo việc làm, hỗ trợ việc làm bền vững

Không chỉ là đơn vị đi đầu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Lạc Sơn, xã Vũ Bình còn chủ động, tích cực giải quyết việc làm tại chỗ nhằm góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Điển hình trong đó là cán bộ, hội viên ở các chi hội thuộc Hội LHPN xã.

Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục