Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.



Thành viên Hợp tác xã gà đồi xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chăm sóc gà thương phẩm theo quy trình VietGAP.

Anh Bùi Văn Huấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Trong xã, nông dân là lực lượng đông đảo với trên 770 hội viên. Những năm qua, đồng hành cùng nông dân phát triển sản xuất, giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, khuyến khích bà con khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh và tạo cơ hội được tiếp cận các nguồn hỗ trợ. Hội Nông dân xã nhận ủy thác nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện giúp hội viên nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi. Năm 2023, Hội phối hợp với các đơn vị có chức năng đào tạo nghề của tỉnh, huyện, nhất là phối hợp tốt với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp đào tạo nghề cho nông dân. Trong đó, mở 1 lớp nghề chăn nuôi lợn tại xóm Chum với 30 hội viên tham gia; 1 lớp chăn nuôi gà ở xóm Vín Hòa với 30 hội viên tham gia. Thông qua đào tạo, tập huấn đã trang bị và nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp bà con ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với những tiền đề đã có, xã Hương Nhượng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để duy trì, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài hạn chế, xã xác định phát triển KT-XH chủ yếu dựa vào nội lực. Với tinh thần chủ động vươn lên, nhân dân đã tích cực sản xuất, phát triển và nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hàng hóa có giá trị kinh tế cao và đầu ra ổn định, tạo được nhiều việc làm tại chỗ. Tiêu biểu trong số đó có mô hình nuôi gà của HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng do chị Bùi Thị Hòa, xóm Bưng Cọi làm giám đốc; mô hình chăn nuôi của các ông Bùi Văn Nhì, Bùi Văn Lích ở xóm Chum với quy mô 150 - 200 con/lứa; mô hình trồng cam, bưởi đặc sản của ông Bùi Văn Quê ở xóm Chum quy mô hơn 2 ha... Toàn xã phát triển trên 70 ha cây ăn quả có múi. Một số hộ đang thử nghiệm trồng giống ổi lê và dự định tăng diện tích trồng trong thời gian tới.

Theo đồng chí Bùi Thị Nhầm, Phó Chủ tịch UBND xã, toàn xã có 4 xóm, gồm: Chum, Bưng Cọi, Vín Hòa, Vín Biu với tổng số 842 hộ, chủ yếu là dân tộc Mường. Bên cạnh thu nhập từ giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động làm nông nghiệp, con em trong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi trên địa bàn tích cực đi làm ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, đa số làm việc tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên. Nguồn thu nhập này đóng góp đáng kể cải thiện đời sống kinh tế các hộ, đồng thời thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Kết quả điều tra kỳ cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 8,55%, giảm 3,15% so với năm trước và vượt 0,15% so với nghị quyết HĐND xã giao. Xã duy trì bình quân tốc độ giá trị sản xuất hàng năm đạt 12%. Ước năm 2023, bình quân thu nhập đầu người ước đạt 52 triệu đồng.


Bùi Minh


Các tin khác


Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.

Xã Thượng Cốc: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao cuộc sống người dân

Xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn là địa bàn có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có 1 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần giúp người dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống.

Huyện Đà Bắc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Xã Mông Hóa giảm nghèo bền vững

Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông chạy qua, trong đó có 8 km quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình 2 km, 3 km tỉnh lộ 446 và tuyến đường liên kết vùng đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn khoảng 7 km. Đây là điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển KT-XH của địa phương.

Các chương trình mục tiêu quốc gia thúc đẩy giảm nghèo ở xã Ân Nghĩa

Đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn đang triển khai, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình đã tác động trực tiếp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Xã Ngọc Mỹ giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã giảm đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục