Bình quân hàng năm, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo cho trên 15.000 người, trong đó có khoảng 13.000 lao động nông thôn. Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Lao động nông thôn xã Yên Phú học nghề may
do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạc Sơn mở lớp.
Ảnh: P.V
Thuộc hộ cận nghèo, chị Bùi Thị Thoa (SN 1986) ở xã Thu Phong (Cao Phong) đăng ký học nghề may mở tại địa phương do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện triển khai. Sau khi hoàn thành khóa học ngắn hạn và có chứng chỉ, chị được nhận vào làm việc tại một xưởng may gia công trên địa bàn xã. Chị Thoa cho biết: Nghề mới đã giúp cải thiện thu nhập, được làm gần nhà nên tôi vẫn có thể chăm sóc con cái, quán xuyến gia đình. Tôi mong hoạt động của xưởng may duy trì và phát triển, giữ đơn hàng để người lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định hơn.
Năm 2023, cùng với các dự án trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Lạc Sơn chú trọng công tác đào tạo nghề nông nghiệp (chăn nuôi gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật) và các nghề phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động (may công nghiệp, hướng dẫn du lịch, kỹ thuật nấu ăn...). Bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án, huyện dành ngân sách khoảng 400 triệu đồng mở các lớp nghề. Đồng chí Vũ Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện cho biết: Tính riêng từ nguồn CTMTQG giảm nghèo bền vững, trung tâm đã mở 13 lớp nghề, hoàn thành việc đào tạo và cấp chứng chỉ nghề ngắn hạn cho 425 học viên. Hầu hết lao động nông thôn phát huy được nghề đã học, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Theo đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, thuận lợi hiện nay là các cơ sở GDNN của tỉnh được đầu tư, nâng cấp về trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo, các cơ chế, chính sách cho người học mở ra cơ hội học nghề, tạo việc làm cho nhiều đối tượng khác nhau. Giai đoạn 2021 - 2025, CTMTQG giảm nghèo bền vững đã triển khai các dự án phát triển GDNN vùng khó khăn, đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2023 đã hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho 2 cơ sở GDNN, tổng kinh phí trên 32,4 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển chương trình, học liệu với 23 bộ chương trình, tổng kinh phí gần 620 triệu đồng. Mặt khác, hỗ trợ phát triển mô hình gắn kết GDNN với doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua tổ chức tham quan, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN, tổng kinh phí 72 triệu đồng; hỗ trợ đào tạo nghề cho 6.112 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, tổng kinh phí trên 16,6 tỷ đồng.
Cùng với đó, CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học, mua máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo ở 11 đơn vị, tổng kinh phí gần 72,5 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề cho 13.865 người với kinh phí trên 38 tỷ đồng; hỗ trợ tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề 106 cuộc, kinh phí 1,7 tỷ đồng. CTMTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ 10 cuộc điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm với kinh phí 200 triệu đồng; hỗ trợ đào tạo cho 546 người, tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng.
Trong năm 2023, các cơ sở GDNN toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo gần 19.600 người, đạt 116% kế hoạch, trong đó có 138 sinh viên, 2.825 học sinh, 2.703 học viên hệ sơ cấp, hơn 13.900 học viên đào tạo dưới 3 tháng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đa dạng, gắn với giải quyết việc làm, tự tạo việc làm. Nhiều lao động sau khi học nghề mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, làm giàu tại chỗ. Qua khảo sát, trên 80% lao động có việc làm sau đào tạo, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,29% năm 2022 còn 9,79% năm 2023.
Bùi Minh
Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.
Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.
Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.
Xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn là địa bàn có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có 1 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần giúp người dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống.
Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).