Để Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn đạt mục tiêu, hiệu quả, huyện Lạc Sơn đã tích cực triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần tạo động lực và sự lan toả chương trình.


Mô hình trồng rừng tiêu biểu của hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tại xã Văn Sơn được tuyên truyền, nhân rộng.

Hiện nay, xuất khẩu lao động là một trong những kênh giải quyết việc làm quan trọng, hướng đi giảm nghèo hiệu quả. Năm 2023, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên báo in và báo điện tử của Báo Hoà Bình, chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tuyên truyền rộng rãi và cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích đến người dân trên địa bàn huyện và toàn tỉnh. Trọng tâm là thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ người lao động khi tham gia chương trình; tình hình việc làm, thu nhập, quyền lợi của người lao động làm việc ở thị trường ngoài nước… Nhiều điển hình hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo cũng được Báo Hoà Bình giới thiệu, tuyên truyền về tận xã, xóm. Đến cuối năm 2023, huyện Lạc Sơn là một trong những địa phương dẫn đầu về công tác xuất khẩu lao động, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 19,32%.

Đồng chí Bùi Thế Hoà, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 6 trong Chương trình MTQG GNBV, hỗ trợ truyền thông về giảm nghèo đa chiều, huyện đã tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân. Đồng thời, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng chính sách, trợ giúp pháp lý… của người nghèo và người dân tại các địa bàn thực hiện chương trình, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu GNBV. 

Theo đó, huyện xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông về GNBV; Hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong GNBV; Tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo; Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới.

Triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 6 năm 2024 từ cuối tháng 6, công tác truyền thông về giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững trên địa bàn huyện sẽ được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cụ thể: Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thông thông tin, tuyên truyền sân khấu hóa về Chương trình MTQG GNBV thông qua hội diễn nghệ thuật truyền thông về giảm nghèo đa chiều năm 2024 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện; Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh xuất bản các sản phẩm truyền thông, bản tin truyền hình, phóng sự, tin bài về công tác GNBV trên địa bàn huyện; Tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Cũng thông qua hoạt động truyền thông, công tác giảm nghèo nhận được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong toàn huyện đối với mục tiêu giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn về công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực.


Bùi Minh

Các tin khác


Đào tạo nghề gắn với giảm nghèo bền vững

Bình quân hàng năm, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo cho trên 15.000 người, trong đó có khoảng 13.000 lao động nông thôn. Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Phụ nữ xã Vũ Bình nhân rộng các điển hình tạo việc làm, hỗ trợ việc làm bền vững

Không chỉ là đơn vị đi đầu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Lạc Sơn, xã Vũ Bình còn chủ động, tích cực giải quyết việc làm tại chỗ nhằm góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Điển hình trong đó là cán bộ, hội viên ở các chi hội thuộc Hội LHPN xã.

Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục