Đó là chương trình có ý nghĩa thiết thực vì mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, tạo động lực để các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Tháng 6/2024, Ban vận động quỹ "Vì người nghèo” huyện Lạc Sơn đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-MTTQ-BVĐ về vận động, quản lý, sử dụng quỹ và công tác an sinh xã hội năm 2024.


Từ nguồn vận động nhà hảo tâm và quỹ "Vì người nghèo” cấp xã đã hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng nhà ở cho hộ nghèo xóm Vó Dò, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

Đồng chí Bùi Thị Vân, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện, Trưởng Ban vận động quỹ "Vì người nghèo” huyện Lạc Sơn trăn trở: Qua rà soát trên địa bàn hiện còn 620 hộ nghèo, cận nghèo, người có công khó khăn về nhà ở, gồm 604 đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, 16 đối tượng người có công với nhu cầu chủ yếu là hỗ trợ xây dựng nhà mới. Để hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn trước tháng 12/2025 cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, giúp đảm bảo hộ nghèo trong toàn huyện có nhà ở an toàn, ổn định, nâng cao mức sống, thoát nghèo bền vững.

UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát vào tháng 7, đồng thời đề ra mục tiêu trong năm 2024 xoá được trên 40% tổng số nhà tạm, nhà dột nát, tương ứng với gần 250 nhà, kinh phí dự kiến khoảng 12,4 tỷ đồng. Theo đó, MTTQ huyện tiến hành vận động hỗ trợ khoảng 100 hộ; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ xây dựng mới cho 135 hộ, còn lại 13 hộ huy động nguồn xã hội hoá.

Cùng với đó, Ban vận động quỹ "Vì người nghèo” các cấp trong huyện đã và đang đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động ủng hộ quỹ và chương trình an sinh xã hội; chủ động phối hợp chính quyền cùng cấp tổ chức triển khai các nội dung, hình thức vận động, quản lý, phân bổ quỹ cùng với các nguồn lực khác để sửa chữa, xây dựng nhà "Đại đoàn kết”.

Đồng chí Trưởng Ban vận động quỹ "Vì người nghèo” huyện nhấn mạnh: Hơn lúc nào hết, truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái”, sức mạnh của hệ thống chính trị, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân cần được phát huy, nhằm quan tâm, chăm lo cho hộ nghèo những người yếu thế. Huyện phấn đấu vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm tham gia công tác an sinh xã hội đạt 2 tỷ đồng; vận động các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp đang hoạt động, các hộ gia đình trên địa bàn đạt trên 1,5 tỷ đồng. Người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất và hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không thuộc đối tượng vận động đóng góp xây dựng quỹ.

Huyện dự kiến phát động Tháng cao điểm xây dựng quỹ "Vì người nghèo” năm 2024 (từ ngày 17/10 - 18/11) với nhiều hình thức quyên góp ủng hộ quỹ bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ; ngày công lao động, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giới thiệu việc làm, dạy nghề miễn phí…; hiện vật phục vụ thiết thực cho sản xuất, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cơ sở vật chất chữa bệnh, sinh hoạt đời sống, học tập. Các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm có điều kiện trực tiếp đăng ký với Ban vận động quỹ cùng cấp để tham gia công tác an sinh xã hội và xây dựng nhà "Đại đoàn kết” gắn biển tên cơ quan, đơn vị mình. Nguồn lực vận động ủng hộ quỹ được huyện thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng, dột nát cho hộ nghèo; các công trình thiết yếu phục vụ cộng đồng; các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững; khám chữa bệnh cho người nghèo; học sinh nghèo trong học tập; trợ giúp hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán.

Việc hỗ trợ xây dựng nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo bằng nguồn kinh phí vận động ủng hộ quỹ "Vì người nghèo” của Trung ương, tỉnh, huyện và các nguồn ủng hộ trực tiếp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài mức hỗ trợ từ chương trình, MTTQ và Ban vận động quỹ "Vì người nghèo” huyện đề nghị chính quyền địa phương nơi cư trú của các hộ được hỗ trợ huy động thêm nguồn lực về ngày công, nguyên vật liệu, kinh phí… để nâng cao giá trị công trình. Nguyên tắc hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của hộ gia đình, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


Bùi Minh

Các tin khác


Đòn bẩy giúp người dân xã Quyết Thắng thoát nghèo

Buổi bàn giao con giống, thức ăn chăn nuôi do Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững tổ chức tại nhà văn hoá xóm Đảng 2, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) có mặt đông đủ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong diện thụ hưởng. Ông Bùi Văn Nởm, hộ nghèo xóm Đảng 2 chia sẻ: Tôi và các gia đình tham gia mô hình nuôi gà ri Lạc Sơn rất phấn khởi được dự án quan tâm. Với nguồn hỗ trợ quan trọng này, chúng tôi có cơ hội và động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Nghề mây tre đan tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động

Những năm qua, nghề mây tre đan được nhân dân các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn, nhất là ở vùng Cộng Hoà duy trì. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.

Hiệu quả dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

Giai đoạn 2021 - 2024, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Một trong những dự án có vai trò "đòn bẩy”, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, đưa huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo là phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.

Triển khai dự án chăn nuôi gà ri Lạc Sơn tại xã Quyết Thắng

Ngày 20/8, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã bàn giao gà giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ tham gia dự án chăn nuôi gà ri Lạc Sơn. Đây là hoạt động của tiểu Dự án 1 - Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc Giảm nghèo bền vững huyện Lạc Sơn năm 2024.

Xã Tự Do - triển vọng phát triển kinh tế từ nuôi cá dầm xanh

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đường đến thác Mu, xã Tự Do (Lạc Sơn) đã được đầu tư, đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thu hút du khách đến đây ngày một đông hơn. Vì thế, nhu cầu thưởng thức ẩm thực địa phương cũng tăng lên. Một đặc sản được khách du lịch ưa thích là cá dầm xanh nuôi thả sạch tự nhiên, cung không đủ cầu.

Huyện Lạc Sơn tăng cường truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững

Để Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn đạt mục tiêu, hiệu quả, huyện Lạc Sơn đã tích cực triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần tạo động lực và sự lan toả chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục