(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Chương II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt trang trọng sau Chương I - Chế độ chính trị. Đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các Chương khác của Hiến pháp năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về chế độ chính trị (Chương I): Hiến pháp tiếp tục khẳng định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5). Đây cũng là điểm mới quan trọng so với Hiến pháp năm 1992.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

(HBĐT) - Về chế độ chính trị (Chương I): Chương I của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 (nước CHXHCN Việt Nam - Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia.

Công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lệnh Về việc công bố Nghị quyết của Quốc hội

Công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lệnh Về việc công bố Hiến pháp

Công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họp báo công bố Hiến pháp

Ngày 9-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 28-11-2013. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Nghị quyết Quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Tạo sự công bằng, bình đẳng trong chăm sóc y tế

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quan trọng; chế độ chính trị, quyền con người, đường lối kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường cùng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc...

Quan tâm xây dựng chính sách phát triển các dân tộc thiểu số Việt Nam

(HBĐT) - Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên trì thực hiện chính sách bình đẳng phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tại điều 5, Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung và được thiết kế thành 4 khoản:

Quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân trong Hiến pháp

(HBĐT) - Từ ngày 20/1 đến ngày 27/2, Công an Tỉnh đã tổ chức triển khai lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháo năm 1992. 100% đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, chi hội Luật gia Công an tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị triển khai đến cán bộ, chiến sĩ. Các ý kiến đóng góp tập trung vào toàn bộ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó đi sâu góp ý vào Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam. Tại Điều 10 nêu rõ: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Kim Bôi: Hơn 3.000 ý kiến tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, UBND, HĐND huyện đã tổ chức hội nghị tổng hợp kết quả công tác tôt chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân

(HBĐT) - Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi thấy Dự thảo đã thể hiện được nguyện vọng của nhân dân. nhân dân đã được nói lên chính kiến của mình vào Dự thảo, để khi Hiến pháp mới được ban hành sẽ là bản Hiến pháp thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đại diện cho nhân dân và do nhân dân xây dựng.

Sở LĐ – TBXH tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, Sở LĐ – TBXH đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Khẳng định trách nhiệm chủ thể của phát triển GD-ĐT, KH-CN

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy quán triệt NQ T.Ư 6 (khóa XI) và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Ngày 6/3, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Ngày 8/3, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia hội nghị có 41 CBCC trong cơ quan.

Tiếp tục khẳng định và làm rõ vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều đổi mới khá toàn diện, kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản trước đây, đồng thời thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Đảm bảo hơn nữa quyền của phụ nữ và trẻ em

(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có tới 4 điều liên quan đến vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam; 9 điều liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới. Với vai trò là lãnh đạo Hội cơ sở, tôi đặc biệt quan tâm tới các nội dung này.

Lạc Sơn:
Hoàn thành việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong các cơ quan, đơn vị

(HBĐT) - Thực hiện công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp cho toàn thể nhân dân biết và tham gia.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ngày 6-3, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có văn bản gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Tổng LÐLÐ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh; Văn phòng Trung ương Ðảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; Tỉnh ủy, Thành ủy, HÐND, UBND, Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Toàn văn như sau:

Triển khai nghiêm túc việc góp ý Dự thảo Hiến pháp 

(HBĐT) - Ngày 6/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị.

Quy định rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng của cơ quan kiểm sát trong Hiến pháp

(HBĐT) - Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được ngành Kiểm sát tỉnh xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn, việc đóng góp ý kiến vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền của mỗi cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải phát huy trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm thực tiễn của mình qua quá trình công tác để đóng góp những ý kiến thật sự có ý nghĩa cho những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhất là những nội dung liên quan đến phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (KSND).

HĐND huyện Yên Thủy tham gia 55 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Đó là một trong số những ý kiến được các đại biểu HĐND huyện Yên Thuỷ đưa ra trong kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua. Tại kỳ họp, các đại biểu đã tham gia 55 ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.