Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản tại các tỉnh miền Bắc. Trong lúc Đảng, Nhà nước đang nỗ lực giúp nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ thì không ít tổ chức, cá nhân lại tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ tình đoàn kết quân dân.
Trung tuần tháng 8 vừa qua, tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đã tiếp công dân định kỳ tháng 8/2024.
Ngày 16/9, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đồng chủ trì hội nghị.
Trong thời bình hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục sử dụng chiến tranh tâm lý với phương thức và thủ đoạn được "nâng cấp”, trong đó tích cực lợi dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh với thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch là việc làm rất cần thiết.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng có vai trò quan trọng, hỗ trợ công an cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trí thông minh nhân tạo hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho xã hội, nhất là khi nó được các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng nhằm thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, hòng bôi nhọ, vu khống, xúc phạm người khác. Đây là thực tế đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần được nhận thức và có biện pháp đối phó hiệu quả.
Trải qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, mối quan hệ giữa Việt Nam với 3 quốc gia láng giềng là Lào, Campuchia và Trung Quốc đã chứng minh sự bền chặt và trở thành tài sản quý giá, niềm tự hào của người dân mỗi nước.
Để chủ trương luân chuyển cán bộ trở thành kết quả thực tiễn đòi hỏi tiến hành toàn diện, đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân để thực hiện quy trình vừa bảo đảm tính nguyên tắc, vừa linh hoạt, sáng tạo.
Luân chuyển cán bộ là phương châm chiến lược của Đảng nhằm rèn luyện để đội ngũ cán bộ trưởng thành trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiêu bài thâm hiểm của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị nhằm phá hủy tận gốc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ trắng trợn xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam "thần thánh hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu này là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
"Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc, gói gọn trong chân lý: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Luật sư Trịnh Quốc Thiên cũng là một nhà biên khảo lịch sử Việt Nam đã mở đầu câu chuyện về Bác Hồ khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Washington nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người.
Đang lồng lá cờ Tổ quốc vào chiếc cán mới để treo lên cổng chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2-9 thì ông Hinh giật mình bởi tiếng gọi từ phía sau của ông Bảo cùng xóm:
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước là tiếp tục phát huy mạnh mẽ lòng tự hào, tinh thần dân tộc, tình yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, những thanh niên, sinh viên - lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có 3 tôn giáo, gồm: Phật giáo, Công giáo và một số người theo các hệ pháp Tin lành. Tổng số trên 48 nghìn tín đồ, chiếm khoảng 5,9% dân số toàn tỉnh. Các tôn giáo có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố, 99/151 xã, phường, thị trấn. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động tôn giáo diễn ra đúng pháp luật, đồng bào tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết cùng Nhân dân toàn tỉnh chung sức phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nghị quyết, chính sách liên quan đến cải cách tiền lương, trong đó có tiền lương của LLVT.